Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Bị sốt khi lấy tủy răng?

Việc điều trị tủy răng nếu không tốt, còn sót tủy bên dưới thì dễ dẫn đến những triệu chứng ê răng. Tuy nhiên việc điều trị tủy cho tốt cũng gặp rất nhiều vướng mắc.



Có những bệnh nhân khi đến điều trị tủy được điều trị rất tốt tuy nhiên sau khi điều trị răng vẫn đau nhức. Cũng có những răng điều trị tủy không hề tốt nhưng lại không hề đau nhức gì. Hệ thống ống tủy là 1 hệ thống rất phức tạp như 1 mê cung với nhiều sợi đan xen chằng chịt, với kỹ thuật như hiện nay thì không thể nào đảm bảo lấy sạch hết những sợi tủy tí hon.

Trở lại với trường hợp của bạn, bạn có thể kiểm tra chụp phim tư vấn thêm ở vài nơi khác nữa thử xem các BS nhận xét như thế nào. Nếu việc điều trị tủy trước đây hoàn toàn không tốt, nhìn trên phim dễ dàng thấy ống tủy chân răng chưa được trám bít tới chóp thì bạn nên lấy tủy lại. Còn nếu việc điều trị là tương đối ổn, không có dấu hiệu viêm xung quanh chóp chân răng gì cả thì có thể là do các ống tủy nhỏ xíu không thể lấy ra hết được. Trong trường hợp này bạn có thể theo dõi thêm một thời gian, ăn nhai nhẹ nhàng trên răng đó một thời gian rồi chụp phim kiểm tra tiếp để đưa ra hướng điều trị tiếp theo.

Răng sau khi lấy tủy thường dễ vỡ hơn răng còn sống, vì vậy ta nên bọc răng sứ lại để bảo vệ răng đã lấy tủy. Trong trường hợp bạn chưa có điều kiện để bọc răng sứ thì bạn nên tránh nhai đồ cứng ở răng đó để bảo vệ răng khỏi các lực quá mức. Nhiều trường hợp chưa kịp bọc răng sứ thì răng đã bị nứt dọc thân răng phải nhổ bỏ rất uổng. Ngoài ra bạn có thể chọn cách làm răng kim loại bảo vệ thay vì làm răng sứ. Độ bền của răng kim loại là rất tốt, chi phí điều trị lại tiết kiệm. Khuyết điểm của nó là có màu kim loại sáng chứ không giống màu răng, tuy nhiên do răng này của bạn là răng trong, lại là răng trên, khi nói chuyện hầu như không thấy nên bạn có thể yên tâm chọn cách này.

Lỗ sâu răng thì chỉ có cách duy nhất là trám lại. Tuy nhiên nếu bạn có ý định làm răng sứ hoặc răng kim loại thì ta có thể khoan trám, vì có thể khi mài răng nhỏ lại để chụp răng sứ bên ngoài, lỗ sâu cũng bị mài đi mất nên không cần trám.

Về vấn đề tuổi thọ của răng sứ/ kim loại thì thông thường thời gian bảo hành là 5 năm. Tuy nhiên có những trường hợp răng làm đã 20 năm vẫn không có vấn đề gì. Yếu tố quan trọng không phải chỉ ở BS mà còn ở cách bạn giữ gìn răng như thế nào như không nhai đồ quá cứng (nhai đá, nhai xương…), đi khám và cạo vôi răng định kỳ…

Ví dụ như bạn nhai đồ quá cứng, răng sứ/ kim loại có thể còn y nguyên nhưng chân răng bên dưới chịu lực quá mức bị gãy đôi, cách duy nhất là phải nhổ bỏ. Không chỉ răng đã lấy tủy có thể gặp vấn đề mà ngay cả răng sứ/ kim loại chưa lấy tủy cũng cần được bảo vệ. Không răng nào bằng được răng thật của mình, trong khi răng thật còn hư hỏng không sữa chữa được thì nếu ta không bảo vệ răng giả, việc nó cũng hư hỏng là chuyện đương nhiên.

Tags: niềng răng có đau không, nieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa