Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Cách chăm sóc răng khi niềng răng mắc cài

Cách chăm sóc răng khi niềng răng mắc cài


Việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng mắc cài sẽ khó khăn với một số bạn, trong bài này Nha Khoa Phương sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc răng miệng trong thời kì niềng răng. Nha Khoa Phương xin chia sẻ với các bạn các cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng.

- Môi của bạn sẽ bị khô khi gắn mắc cài niềng răng vì vậy hãy dùng son dưỡng môi trong suốt quá trình niềng răng của bạn để môi không bị nứt nẻ, hãy mang theo son dưỡng môi ở bất kỳ nơi đâu để giữ gìn đôi môi của bạn. Khi quá trình niềng răng kết thúc bạn sẽ nhận ra rằng hàm răng của bạn sẽ đẹp lên rất nhiều , bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn mỗi khi bạn cười với một niềm tin như thế việc đeo niềng răng của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

- Đừng quá hoảng sợ hay lo lắng khi niềng răng bởi vì nó không đến mức tồi tệ như bạn nghĩ và bạn hãy nghĩ rằng điều này rất bình thường và mọi người ai cũng có thể niềng răng, kể cả người lớn, vã hãy tự tin khi cười với mọi người và suy nghĩ rằng mọi người không ai thấy bạn đang niềng răng .

niềng răng

- Cố gắng hạn chế ăn những đồ ăn cứng bởi vì chúng sẽ làm rớt mắc cài , làm cho quá trình niềng răng sẽ kéo dài hơn mất nhiều thời gian.

niềng răng

- Đừng chạm mạnh đến mắc cài bởi vì chúng có thể bị rơi ra khi bị tác động mạnh.

- Đeo niềng răng sẽ khiến bạn, ban đầu có cảm giác hơi lạ , những cơn đau nhẹ do răng của bạn đang bị kéo, bị kìm nén bởi hệ thống mắt cài, quá trình ê buốt có thể kéo dài vài ngày đầu, bạn có thể dùng một vài loại thuốc giảm đau nếu thực sự cần thiết.

- Cách hay nhất để bạn trải qua thời gian niềng răng là quan tâm chăm sóc răng miệng luôn sạch sẽ , như chải răng đúng cách và thường xuyên , nó sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ viêm nướu và mắc cài luôn được sạch sẽ , bạn sẽ cảm thấy quen dần qua thời gian.

Cảnh báo

Hãy ăn uống theo chỉ dẫn của nha sĩ trong những ngày đầu tiên sẽ rất quan trọng bởi vì theo thói quen bạn sẽ có thể làm bể mắt cài mới đeo mà các nha sĩ đã định hình.

Nếu bạn ăn các thức ăn như kẹo cao su hoặc kẹo ngọt chúng sẽ bám vào răng của bạn đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng của bạn bị ngả màu và có sự khác biệt màu răng giữa các vùng răng gắn mắc cài.

Bạn hãy chú ý vệ sinh răng thật kỹ nếu không vệ sinh răng kỹ bạn có thể bị sâu răng hoặc làm răng bị đổi màu.

Không nên ăn các đồ ăn cứng như đá, các loại hạt …. Nên ăn những thức ăn mềm và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.

Những thứ bạn cần

niềng răng
Bàn chải lông mềm



Bàn chải đánh răng dành riêng cho người niềng răng(loại bàn chải đánh răng này nha sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn sử dụng và nơi có thể mua chúng)

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Tìm hiểu về nắn chỉnh răng

Tìm hiểu về nắn chỉnh răng

Việc sở hữu một hàm răng đều và đẹp là điều ai cũng mong muốn nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều đó. Ngày nay với công nghệ nắn chỉnh răng (chỉnh nha) giúp sắp xếp các răng ngay ngắn, đều đặn, cải thiện về phương diện thẫm mỹ cũng như về chức năng ăn nhai sẽ giúp cho ước mơ của nhiều người trở thành sự thật. Việc này cũng phòng ngừa và điều trị các bất thường về răng, hàm và mặt nhằm mang lại sự hài hoà của hàm răng và khuôn mặt.

nắn chỉnh răng
Hàm răng đẹp sau khi nắn chỉnh răng

Vì sao cần nắn chỉnh răng

- Tạo cảm giác thoải mái và tự tin với hàm răng đều, đẹp.

- Nắn chỉnh răng không những tạo thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khoẻ răng miệng.

- Răng đều ngay thẳng giúp dễ vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng cũng như viêm nướu.

- Với hàm răng đều đặn việc ăn nhai cũng tốt hơn.

- Các răng mọc lệch lạc ảnh hưởng đến vấn đề phát âm và chức năng của hệ thống nhai.

- Răng không tiếp khớp tốt giữa hai hàm trên với dưới sẽ khiến các răng còn lại quá tải với lực ăn nhai.
Có các dạng khớp cắn sai

- Cắn ngược: Răng trên ở phía trong răng dưới.

- Cắn hở: Răng trên và các răng dưới không chạm nhau

- Chen chúc: Răng to hay cung răng nhỏ không đủ chổ để các răng sắp xếp.

- Cắn sâu: Các răng hàm trên che khuất răng hàm dưới

- Hở kẽ răng: Răng nhỏ so với cung hàm hay bi mất răng mà không làm răng giả nên các răng nghiêng, di.

Điều trị nắn chỉnh răng thường gồm 2 giai đoạn

nắn chỉnh răng
Hàm răng trước và sau khi nắn chỉnh



Hàm răng trước và sau khi nắn chỉnh răng

+ Giai đoạn điều chỉnh: Di chuyển răng đến vị trí thích hợp.

+ Giai đoạn duy trì : Giữ răng ở vị trí mới.

- Mắc cài là vật trung gian liên tục truyền lực di chuyển đến răng. Có thể chọn mắc cài thông thường bằng hợp kim hay mắc cài thẩm mỹ.

- Thời gian mang mắc cài khá lâu, từ 1 đến 3 năm.

Bên cạnh mắc cài còn có dây cung được cột vào mắc cài bằng dây đàn hồi, dây này có nhiều màu bạn có thể lựa chọn.

Giới thiệu trung tâm

nắn chỉnh răng

Nha Khoa Phương được thành lập từ tháng 5 năm 2007 bới Thạc sỹ Nghiêm Chi Phương - giảng viên trường Đại học Răng Hàm Mặt (hiện là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội). Khách hàng của chúng tôi đều nói về sự an tâm, tin cậy khi đến với Nha Khoa Phương, và khẳng định đây là nơi để đưa người thân của mình đến khi có nhu cầu chăm sóc răng miệng. Mong rằng bạn cũng sẽ như thế, để Nha Khoa Phương thực sự là "nha khoa của gia đình bạn!"

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Việc điều trị chỉnh nha được thực hiện như thế nào?

Việc điều trị chỉnh nha được thực hiện như thế nào?


Hiện nay chỉnh nha đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình điều trị chỉnh nha. Vậy điều trị chỉnh nha được thực hiện như thế nào?

Chỉnh nha như thế nào

Đầu tiên, bác sĩ chỉnh nha sẽ hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, lấy dấu nghiên cứu, chụp ảnh ngoài mặt và trong miệng và chụp phim tia X để đánh giá các chỉ số sọ mặt. Tập hợp tất cả các dữ kiện này, ngoài việc giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ lệch lạc răng mặt và lập kế hoạch điều trị, còn rất hữu ích để theo dõi tiến triển của điều trị.

Kế hoạch điều trị sẽ được bác sĩ thảo luận tỉ mỉ và chi tiết với bạn trước khi tiến hành điều trị. Bạn sẽ được mang khí cụ chỉnh nha là loại tháo lắp hay cố định hoặc phối hợp các loại khí cụ này trong từng giai đoạn.

Khí cụ tháo lắp là khí cụ bạn có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Thông thường khí cụ tháo lắp là những bản nhựa, trên đó có các móc dây kim loại, lò xo, cung môi... Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực của các thành phần trong khí cụ mỗi khi tái khám. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể điều chỉnh khí cụ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các khí cụ chỉnh hình chức năng như chụp đầu, bionator và khí cụ nới rộng hàm trên hướng dẫn phát triển và tăng trưởng của xương hàm ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Chẳng hạn, khí cụ nới rộng hàm trên có thể mở rộng hàm trên bị hẹp trong vài tháng. Chụp đầu có thể làm cho hai hàm trên và dưới hài hòa nhau hơn.

Khí cụ cố định là những mắc cài được gắn cố định vào răng. Mắc cài có thể bằng sứ, kim loại hay nhựa. Một dây kim loại liên kết tất cả các mắc cài và thông qua mắc cài tạo lực làm di chuyển răng đến vị trí mong muốn. Lực tạo ra do khí cụ này là lực nhẹ liên tục, làm di chuyển răng nhưng không gây ra tổn hại các cấu trúc nâng đỡ răng bên dưới.

Sau khi các răng đã di chuyển đến vị trí mong muốn, khí cụ sẽ được tháo ra và kết quả sẽ được duy trì thêm một thời gian bằng các biện pháp duy trì. Nếu không có thời gian điều trị duy trì, các răng có thể di chuyển trở lại, hay còn gọi là tái phát.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong


Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Tư vấn: Trẻ nên chỉnh răng ở độ tuổi nào là thích hợp

Tư vấn: Trẻ nên chỉnh răng ở độ tuổi nào là thích hợp

Theo thống kê, trẻ em thường thay những chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6-7 tuổi. Đây là thời kỳ trẻ mọc chiếc răng cối đầu tiên trong đời (răng số 6) và bộ răng sữa sẽ được thay dần hoàn toàn trong khoảng từ 6-12 tuổi. Thời kỳ này, khuynh hướng tăng trưởng xương hàm và khuôn mặt bắt đầu thể hiện rõ, những thói quen từ thời thơ ấu như bú bình kéo dài, mút ngón tay,… sẽ làm thay đổi hình thái xương hàm và ảnh hưởng đến sự mọc răng khá rõ. Cha mẹ bắt đầu nhận ra hình như con mình không giống những đứa trẻ khác, trẻ trông có vẻ hô, hoặc móm, răng hơi bị chìa ra…

Theo hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (ADA), khi trẻ 7 tuổi là thời điểm thích hợp để đưa trẻ đến khám lần đầu tiên với bác sĩ chỉnh nha. Việc thăm khám lâm sàng, cùng những khảo sát phim X-quang toàn cảnh, phim sọ nghiêng, sẽ giúp bác sĩ dự báo khuynh hướng tăng trưởng, cũng như theo dõi việc mọc răng cho trẻ. Giai đoạn này, những sai lệch nếu có sẽ được bác sĩ can thiệp kịp thời bằng các khí cụ, để điều chỉnh những lệch lạc về xương, cũng như hướng dẫn giúp cho răng mọc đúng vị trí. Trẻ em ở độ tuổi này cũng đã có đầy đủ nhận biết để hiểu sự giải thích của bác sĩ, và biết vâng lời bố mẹ hợp tác điều trị nếu trẻ được động viên.
Bác sĩ chỉnh hình răng là những người có kiến thức sâu rộng về sự phát triển sọ mặt, được đào tạo bài bản để có thể thực hiện việc chẩn đoán và lên kế hoạch chỉnh hình cho trẻ. Ở nước ngoài, bác sĩ chỉnh nha thường được đào tạo sau đại học từ 2-3 năm mới có được nền tảng những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc điều trị. Vậy trẻ em nên chỉnh nha ở tuổi nào là thích hợp?

chỉnh nha trẻ em
Trẻ em


Những khí cụ giúp điều trị chỉnh hình răng

1.1 Khí cụ ngoài mặt (Face- mask)

chỉnh nha trẻ em
Khí cụ chỉnh nha
Giúp định hướng sự phát triển của xương hàm như mong muốn. Thường sử dụng cho trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi.

Khí cụ được hướng dẫn mang tại nhà, trung bình 10-12h mỗi ngày.

FACE-MASK giúp xương hàm trên phát triển ra trước, được sử dụng trong trường hợp trẻ có xương hàm trên kém phát triển, biểu hiện ngoài mặt là trẻ bị móm, có khớp cắn ngược

1.2 Khí cụ tháo lắp

Là khí cụ mà bệnh nhân có thể tháo ra lắp vào mỗi ngày. Loại khí cụ này cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ thêm cho kế hoạch chỉnh hình răng, nhằm giúp loại bỏ một số thói quen xấu của trẻ nhất là tật đẩy lưỡi. Tuy nhiên, do tính bất tiện vì nếu phải tháo ra mỗi ngày, nên ngày nay rất nhiều khí cụ tháo lắp đã được thiết kế để chuyển thành khí cụ có thể gắn cố định trong miệng. Mỗi lần trẻ đến tái khám, khí cụ sẽ được bác sĩ tháo ra và kích hoạt lực.

Khí cụ chặn lưỡi được gắn cố định trong miệng, giúp trẻ loại bỏ thói quen đẩy lưỡi.

1.3 Khí cụ cố định

Mắc cài là khí cụ cố định thông dụng được dùng phổ biến trong điều trị chỉnh hình răng. Nhờ tác dụng của các dây cung trong mắc cài, các răng sẽ được tác động lực để di chuyển đến vị trí mong muốn theo đúng kế hoạch điều trị đã được bác sĩ chỉnh nha đề ra từ trước.

Niềng răng với mắc cài kim loại và những dây chun nhiều màu sắc

1.4 Những ứng dụng mới trong điều trị chỉnh hình răng

Các neo chặn xương như: minivis, miniplates được chỉ định trong một số trường hợp để giúp răng di chuyển nhanh hơn. Đồng thời, thực hiện những di chuyển mà các kỹ thuật chỉnh nha cố định không làm được, đặc biệt với những trường hợp kéo răng ngầm hoặc di xa răng cối hàm trên ở trẻ.

Minivscrew được đặt để giúp di chuyển răng nang ngầm đến vị trí mong muốn.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong


Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Nên dùng mini-implant trong trường hợp nào?

Nên dùng mini-implant trong trường hợp nào?


Mini-implant là một công nghệ mới, trong một số trường hợp có thể thay thế cho các implant truyền thống giúp cho việc điều trị được đơn giản hơn. Vậy nên dùng mini-implant trong trường hợp nào?

Ở Việt Nam, một hàm giả tháo lắp hoặc một cầu răng cố định có thể đã là một khái niệm khá quen thuộc với mọi người, tuy nhiên, khái niệm cấy ghép implant còn chưa được phổ biến. Mini-implant là một công nghệ mới, trong một số trường hợp có thể thay thế cho các implant truyền thống để hạn chế một số nhược điểm của implant truyền thống, giúp cho việc điều trị được đơn giản hơn. Tuy nhiên, nha sĩ cần hiểu rõ các nhược điểm cũng như chỉ định của mini-implant để có những chỉ định phù hợp và tư vấn cho bệnh nhân nhằm tránh những trường hợp lạm dụng.

Tìm hiểu về mini-implant

cấy ghép implant
Cấy ghép mini implant

Implant là một ốc vít được gắn vào xương hàm nơi chân răng bị mất, sau một thời gian chờ đợi, khi implant đã được tích hợp xương tốt, một chụp răng giả thích hợp sẽ được thực hiện trên ốc vít này. Điều này làm cho implant có một chiếc răng giống như răng thật và hạn chế ảnh hưởng lên các răng khác trên cung hàm, tránh phải mài các răng bên cạnh để làm cầu răng.

Trước đây, implant dùng để cấy vào xương hàm có đường kính trung bình khoảng 3,75 - 5mm, chiều dài khoảng 8-12mm, tùy điều kiện cụ thể của xương hàm, vị trí răng mà chúng ta lựa chọn implant có kích thước phù hợp. Khó khăn hay gặp khi cắm ghép implant là xương ổ răng còn lại không đủ để cắm ghép, do vậy, rất nhiều trường hợp để cắm ghép cần phải ghép thêm xương để đảm bảo đủ xương khi cắm ghép, do vậy, việc điều trị trở nên phức tạp hơn và tốn kém hơn rất nhiều. Để hạn chế việc phải ghép xương, một số implant có đường kính nhỏ hơn được ra đời, những implant này có tên gọi là mini-implant, đường kính của nó có thể từ 2,0 - 3,0mm, chiều dài thường dài hơn so với implant truyền thống.

Mini-implant giúp bệnh nhân giảm đau và hồi phục nhanh

Lợi thế đầu tiên dễ nhận thấy là chi phí cấy ghép mini-implant thấp hơn implant truyền thống do không phải làm các phẫu thuật ghép xương hỗ trợ.
Mini-implant được sử dụng để nâng đỡ hàm giả tháo lắp

Không chỉ thế, mini-implant có thể được tiến hành cấy ghép một thì. Thông thường, khi cấy ghép implant truyền thống, sau khi khoan xương và gắn implant vào xương, cần một khoảng thời gian chờ đợi cho implant tích hợp vào xương hàm (3-6 tháng). Trong thời gian này, bệnh nhân cần phải đeo một phục hình tạm thời và quay lại để tiến hành các bước điều trị tiếp theo, đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ tốn kém khá nhiều thời gian cho việc thăm khám bệnh. Nhưng cấy ghép mini-implant có thể tiến hành ngay trong một thì, răng giả ngay lập tức được đặt trên các implant cấy ghép, bệnh nhân không những tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại mà còn có thể tự tin vì không phải mang những phục hình mang tính chất "tạm thời".

Ngoài ra, cấy ghép mini-implant đỡ đau hơn nhiều so với implant truyền thống, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và sớm trở lại ăn nhai bình thường.

Mặc dù nhiều nghiên cứu đều công bố rằng cấy ghép mini-implant cho kết quả giống như implant truyền thống nhưng khi nói đến khả năng chịu lực, không thể phủ nhận rằng khả năng chịu lực nhai của mini-implant thấp hơn.

Không phải trường hợp nào, vị trí nào cũng có thể dùng mini -implant

cấy ghép implant
Mini- implant công nghệ hiện đại mới


Cấy ghép mini-implant thường được lựa chọn trong những trường hợp vị trí cấy ghép không chịu lực nhai lớn, thông thường hay chỉ định mini-implant cho các răng trước và trong trường hợp làm các tựa nâng đỡ cho các hàm giả tháo lắp phủ trên implant. Quyết định lựa chọn hình thức cấy ghép nào, implant truyền thống hay mini-implant để thay thế cho răng đã mất cần phải được cân nhắc, lựa chọn hết sức cẩn thận. Do đó, bác sĩ nha khoa nên tư vấn cho bệnh nhân của mình những ưu thế cũng như nhược điểm của cả hai hình thức cấy ghép để giúp bệnh nhân có thể lựa chọn hình thức cấy ghép tốt nhất. Một điều quan trọng không kém là sau khi tiến hành cấy ghép, bệnh nhân cần phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có các vấn đề phát sinh như viêm lợi hay tổ chức xung quanh vùng cấy ghép, đồng thời cũng để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể của bệnh nhân.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong


Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

5 biến chứng có thể gặp khi cấy ghép implant

5 biến chứng có thể gặp khi cấy ghép implant


Phương pháp cấy ghép Implant là một giải pháp toàn diện giúp những bệnh nhân mất răng tìm lại sự tự tin. Tuy phương pháp này có tỉ lệ thành công rất cao nhưng nếu bệnh nhân không cẩn thận có thể gây ra các biến chứng sau đây.

1. Chảy máu sau phẫu thuật

biến chứng implant
Biến chứng sau phẫu thuật

Ở một số bệnh nhân bị chảy máu sau 1-2 ngày phẫu thuật. Lúc này, người bệnh nên đặt một miếng gạc lên vùng cắm implant và cắn nhẹ nhàng để giữ miếng gạc trong 30 phút sẽ giúp cầm máu. Nếu bạn bị chảy máu quá nhiều và bất thường thì phải gọi cho nha sĩ ngay.

Một số bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật implant

2. Nhiễm trùng vùng cấy

Đây là biến chứng phổ biến nhất khi cấy ghép răng implant. Hiện tượng nhiễm trùng có biểu hiện đó là các mô xung quanh khu vực cấy ghép bị viêm sưng do vi khuẩn tấn công. Hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi phẫu thuật, nhiễm trùng nặng sẽ dẫn đến viêm nhiễm, mất xương, cấy ghép thất bại nếu không được điều trị đúng cách.

3. Viêm quanh implant

biến chứng implant
Viêm quanh implant

Nguyên nhân của tình trạng này thường do vệ sinh răng miệng kém, chăm sóc hậu phẫu không tốt, bệnh nhân hút thuốc lá… Tình trạng viêm quanh implant có thể dẫn đến mất xương xung quanh vị trí cấy ghép và nếu cứ tiếp diễn thì răng implant sẽ trở nên lỏng lẻo và phải loại bỏ.

Lúc này, cần loại bỏ tình trạng viêm càng sớm càng tốt để ngăn ngừa mất xương hay thậm chí là thất bại trong việc cấy ghép. Viêm quanh implant có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và làm sạch nếu do nhiễm trùng vị trí cấy ghép hoặc điều chỉnh phục hồi khiếm khuyết nếu do chấn thương.

Chăm sóc răng miệng kém sẽ dẫn đến viêm quanh implant

4. Tổn thương đến các mô lân cận

Một trong những biến chứng có thể xuất hiện khi cắm ghép implant đó là làm tổn thương đến các mô lân cận vùng cấy ghép.

- Răng: Khi khoan, nha sĩ có thể làm hỏng mão răng (lớp chụp xung quanh thân răng) hoặc các chân răng lân cận. Vì thế, nha sĩ phải nghiên cứu cẩn thận phim X-quang hoặc chụp cắt lớp CT scan trước khi khoan vì đôi khi chân răng có hình dạng kỳ lạ.

Nha sĩ phải nghiên cứu kỹ phim X-quang trước khi cấy ghép răng implant

- Dây thần kinh: Đây là biến chứng hiếm gặp khi phẫu thuật implant cho hàm dưới. Thần kinh xương ổ răng dưới có thể bị tổn thương trong quá trình khoan, gây ra đau, tê hoặc ngứa ran ở lợi, môi, lưỡi hoặc cằm. Triệu chứng tương tự có thể xảy ra nếu răng cấy ghép được đặt ngay trên dây thần kinh nhóm đỉnh gây đau dữ dội khi nhai. Nếu các dây thần kinh không được chữa lành và các triệu chứng nặng hơn thì răng implant có thể phải loại bỏ.

- Xương hàm: Một biến chứng rất hiếm gặp khi phẫu thuật implant nữa là gãy xương hàm. Nếu bệnh nhân không đủ xương, xương không đủ dày để cấy ghép implant thì xương hàm có thể bị gãy trong quá trình khoan hoặc lắp các implant vào.

5. Biến chứng do cắm implant không đúng vị trí

biến chứng implant
Cấy ghép implant đúng cách

Sau phẫu thuật, implant có thể bị gãy do hướng cắm impant không đúng. Điều này dẫn đến phục hình trên implant bị sút ra, không khít sát, chạm nướu khi đau,thức ăn nhét vào, ảnh hưởng đến phát âm.

Bên cạnh đó, khi gắn phục hình không chính xác sẽ khiến lực nhai không được phân bố đều, dẫn đến tình trạng răng implant không thực hiện tốt chức năng hoặc lực nhai tập trung quá nhiều làm implant bị quá tải, có thể làm sút implant.

Tin liên quan:

Bọc răng sứ có đau không - Khi nào nên bọc răng sứ
Những điều nên biết về chỉnh nha
Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn:  nhakhoaphuong


Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

6 điều cần nhớ để chăm sóc răng sau phẫu thuật cấy ghép implant

6 điều cần nhớ để chăm sóc răng sau phẫu thuật cấy ghép implant



Để đảm bảo hàm răng sau khi cấy ghép implant luôn chắc khoẻ và giúp cho quá trình điều trị sau cấy ghép được hiệu quả, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau đây. Nha khoa Phương xin chia sẻ 6 phương pháp chăm sóc răng sau phẫu thuật cấy ghép răng implant.
Kỹ thuật implant được coi là giải pháp hoàn hảo cho tình trạng mất răng, đem lại cho bạn hàm răng khỏe đẹp, nụ cười tự tin và rạng rỡ. Ngoài kỹ thuật cấy ghép, trình độ của nha sĩ, việc chăm sóc răng miệng tốt sau cấy ghép implant cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp răng cấy ghép luôn khỏe mạnh, bền chắc.

1. Giảm đau sưng sau cấy ghép

Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên đắp đá viên nhỏ lên môi hoặc vùng má tương ứng với vị trí cấy ghép răng implant để giảm đau. Ngày hôm sau, bạn hãy đắp khăn ấm lên đó sẽ giảm sưng và tan máu tụ. Sau đó, có thể xuất hiện vết bầm ở môi hoặc má nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất.
Sau phẫu thuật implant có thể xuất hiện vết bầm ở môi, má chỗ cấy ghép

2. Không khạc nhổ

Những ngày đầu mới ghép răng implant, bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong miệng nhưng không nên khạc nhổ liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện màng trắng chỗ cấy ghép, bạn không được dùng lưỡi đẩy hay lấy tay chùi để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Thêm nữa, bạn cần uống thuốc theo đơn bác sĩ để vết thương mau lành và không nhiễm trùng.

3. Tránh đồ ăn cứng, nóng hoặc nước nóng

cấy ghép implant
Tránh ăn đồ ăn cứng và nóng

Khoảng 1 giờ sau khi thực hiện phẫu thuật implant, bạn không nên ăn bất cứ đồ ăn gì. Một tuần sau, bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhai chậm và nhẹ nhàng; những ngày sau có thể ăn bình thường nhưng cần tránh thức ăn quá cứng, quá dai, nóng hoặc dẻo như gặm xương, nhai đá, kẹo dừa, tránh để xương trong thức ăn đâm hay rơi vào chỗ mới cấy ghép.
Để răng cấy ghép chắc khỏe, bạn nên ăn thức ăn mềm, uống nước nguội.
Khi uống nước, bạn nên uống nước lọc, nguội, nước trái cây và không dùng ống hút. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia 2 tuần trước khi cấy ghép implant và 2-4 tuần sau khi cấy ghép để việc cấy ghép răng thành công.

4. Đánh răng sạch sẽ

cấy ghép implant
Đánh răng sạch sẽ mỗi ngày

Sau khi phẫu thuật implant, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để răng luôn chắc khỏe. Bạn hãy dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn làm sạch xung quanh vị trí cấy ghép răng, khe răng, mặt trước và mặt sau của trụ abutment. Thêm nữa, bạn nên đánh răng bằng loại bàn chải dùng riêng cho răng implant như bàn chải kẽ, bàn chải có đầu lông đặc biệt. Ngoài ra, bạn cũng nên xúc miệng bằng nước muối để làm sạch răng miệng.
Đánh răng sạch sẽ là việc không thể thiếu khi chăm sóc răng ghép implant

5. Không nghiến răng khi ngủ

cấy ghép implant
Một giấc ngủ ngon mỗi ngày sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả

Hai đêm đầu tiên sau khi phẫu thuật implant, bạn nên gối đầu cao sẽ giúp vết thương chỗ cấy ghép mau lành và hàm răng của bạn khỏe mạnh nhanh hơn. Đặc biệt, bạn cần kiểm soát việc nghiến răng vô thức khi ngủ bằng cách đeo máng nhai để không làm ảnh hưởng đến hàm răng vừa cấy ghép xong.

6. Lưu ý nếu có dấu hiệu bất thường

Khi hàm răng của bạn có dấu hiệu bất thường như chỗ cấy ghép implant bị sưng, chảy máu nhiều thì bạn nên đến phòng khám kiểm tra lại. Bên cạnh đó, nếu bạn có cảm giác cộm, vướng khi cắn hai hàm răng lại với nhau hay khi trượt hàm sang phải hay trái thì bạn phải nhờ nha sĩ điều chỉnh. Bạn không nên nhai thử vì khi có điểm cộm, vướng rất dễ gây bể răng sứ và tổn thương implant trong xương hàm.

Tin liên quan:
Bọc răng sứ có đau không - Khi nào nên bọc răng sứ
Những điều nên biết về chỉnh nha
Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn: nhakhoaphuong

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa