Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Hệ số nhai - sức nhai

Sức nhai của một người được đánh giá bằng hệ số nhai, hệ số nhai cũng được dùng để khám sức khỏe trong lúc tuyển nghĩa vụ quân sự và dùng để đánh giá sức khỏe răng miệng của một người chung với sức khỏe tổng quát.

Hệ số nhai được tính như sau:

Răng cửa giữa hệ số: 2 (Răng cửa giữa dưới ngược lại
với răng cửa trên và có hệ số nhai = 1)
Răng cửa bên hệ số: 1 (Dưới có hệ số 2)
Răng nanh hệ số: 4
Răng tiềm hàm thứ 1 (cối nhỏ) :3
Răng tiền hàm thứ 2 3
Răng hàm thứ 1 5
Răng hàm thứ 2 5
Răng khôn 2
Tổng cộng: 25

Các chỉ số trên chỉ là ¼ hàm, toàn bộ sức nhai là 25 X 4 là 100
Răng trên

Hàm trên18171615141312112122232425262728
Hệ số2553341221433552
Hệ số2553342112433552
Hàm dưới48474645444342413132333435363738

  • Cách tính sức nhai cho một bệnh nhân là xem bệnh nhân đó mất bao nhiêu răng. Nếu mất một răng dưới, thì xem như răng trên không còn sức nhai nữa, vì hai răng chạm với nhau mới ăn được, mất một răng thì răng đối diện coi như vô dụng , như vậy hệ số nhai coi như mất gấp đôi

Ví dụ : Bệnh nhân mất răng 36 là răng cối dưới bên trái có hệ số nhai là 5, sức nhai của bệnh nhân không phải chỉ mất 5% mà phải tính là mất 10%.

Nếu bệnh nhân mất thêm một răng 17 là răng hàm thứ 2 hàm trên bên phải, thì coi như răng đối diện là răng 47 cũng mất sức nhai 5% X 2 là 10%.

Như vậy bệnh nhân mất 2 răng hàm sẽ được tính là mất sức nhai 20%, và sức nhai còn lại là 80%.
Chú ý: Vì răng cửa dưới ngược với răng cửa trên nghĩa là răng cửa giữa dưới nhỏ hơn răng cửa bên cạnh nên hệ số nhai cũng đảo ngược, răng cửa bên dưới có hệ số nhai lớn hơn răng cửa giữa dưới.
Trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu một thanh niên bị mất 2 răng hàm sẽ bị xếp sức khỏe vào loại B.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Những điều nên biết về chỉnh nha

Chỉnh nha là một quy trình điều trị được thực hiện trong một khoảng thời gian dài tùy từng người; liên quan đến mức độ lệch lạc, mức độ phải di chuyển răng và sự phát triển của bệnh nhân, sự hợp tác của bệnh nhân, sự đáp ứng của mô đối với vấn đề dịch chuyển răng nên rất khó đưa ra thời gian chính xác. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định gián đoạn thời gian điều trị để theo dõi và sẽ tiếp tục sau đó.

Cần có sự phối hợp tốt giữa nha sĩ và bệnh nhân (hoặc với phụ huynh - nếu bệnh nhân là trẻ em). Để đạt kết quả tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

Vệ sinh răng miệng:

Khi mang mắc cài, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chải rửa răng, nhưng vẫn phải kiểm tra thường xuyên với nha sĩ và cạo vôi răng định kỳ, đồng thời, kiểm tra sâu răng nếu có để chữa trị sớm.

Nếu không vệ sinh răng miệng tốt có thể sẽ xuất hiện hiện tượng đốm trắng mất khoáng, sâu răng hoặc viêm nướu.


Thực phẩm:

- Cần giảm các loại thức uống có đường và không ăn vặt vì rất dễ gây sâu răng.

- Không ăn các loại thức ăn dính vì có thể gây gãy, rớt hoặc biến dạng khí cụ chỉnh răng (ví dụ kẹo cao su, kẹo dính…).

- Cần cẩn thận với các thức ăn cứng, ví dụ: đá lạnh, hạt đậu, bắp nướng, táo, cà rốt… vì dễ làm gãy, rớt và biến dạng các khí cụ chỉnh hình. (Có thể ăn táo cắt nhỏ và cà rốt sau khi nấu chín hoặc bào sợi).

Hợp tác làm việc:

- Cần tôn trọng các buổi hẹn để không kéo dài thời gian điều trị. Phải tuân thủ các hướng dẫn, lời dặn của nha sĩ (cách đeo và thời gian đeo thun, các khí cụ trợ lực, khí cụ tháo lắp các chú ý khi vận động thể thao. Các khí cụ chỉnh nha khi ở đúng vị trí sẽ tạo ra các lực hữu hiệu và cho kết quả tốt nếu mang đủ thời gian. Ngược lại, có thể không có tác dụng hoặc thậm chí có thể gây chấn thương.

- Cần tự kiểm tra các khí cụ, mắc cài hay khâu ở tình trạng tốt hay không. Nếu có bị sút, gãy hoặc gây đau thì báo cho nha sĩ ngay.

- Phải ngưng các thói quen xấu như cắn móng tay, mút tay… Việc điều trị sẽ không thành công nếu các thói quen trên không được loại bỏ.

- Không được dùng tay cạy, gỡ khí cụ; không cắn ngòi bút vì có thể gây tổn hại cho khí cụ chỉnh nha.

Các vấn đề có thể xảy ra khi chỉnh nha

Cũng như các điều trị y khoa khác, chỉnh nha vẫn còn một số giới hạn và các vấn đề tiềm ẩn sẵn trong cơ thể con người, khó đo lường trước (dù rất hiếm xảy ra nhưng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc điều trị).

- Các thói quen xấu về cơ: Thở miệng, nuốt tay, môi, đẩy lưỡi (phản xạ nuốt bất thường) và một số thói quen xấu khác có thể cản trở việc di chuyển răng vào vị trí đúng hoặc sẽ làm tái phát sau khi tháo mắc cài.

+- Đau khớp thái dương: Đôi khi việc đau khớp thái dương hàm tiềm ẩn sẽ bộc lộ trong thời gian điều trị chỉnh nha- chỉ định điều trị đặc biệt về khớp có thể được sử dụng trong trường hợp này.

- Tiêu chân răng: Trong quá trình điều trị, việc chân răng bị ngắn lại có thể xảy ra, dù rất hiếm gặp. Đôi khi bác sĩ phải thay đổi kế hoạch - ngưng điều trị một thời gian hoặc ngưng hoàn toàn.

- Bệnh nha chu: Tình trạng bệnh nha chu có thể đã có trước hoặc trong khi điều trị chỉnh nha, nên việc giữ vệ sinh răng miệng có kiểm soát rất quan trọng trên các cơ địa này.

- Răng chết tủy: Một số răng có chấn thương trước đây có thể sẽ bị chết tủy cùng lúc với việc chỉnh nha - trong trường hợp này đòi hỏi phải điều trị tủy răng.

- Răng ngầm: Các răng ngầm có thể gây cản trở hoặc gây tái phát kết quả chỉnh nha nên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Răng cứng khớp: Một số răng cứng khớp sẽ được phát hiện trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ có thể sẽ thay đổi kế hoạch điều trị.

- Các sự cố khác: Miếng trám bị bể, răng bị mẻ hoặc nuốt các khí cụ.

Vấn đề cân bằng khớp cắn sau điều trị

Thông thường trước khi kết thúc điều trị, nha sĩ có thể mài chỉnh nhẹ trên răng của bạn để đạt độ khít sát thẩm mỹ và tạo chức năng nhai tối ưu cho hàm. Việc này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng và nướu.

Duy trì - ổn định sự vững chắc của xương và răng

Kết thúc công việc điều trị cần phải duy trì ổn định kết quả đạt được. Nha sĩ sẽ cho bạn sử dụng khí cụ duy trì tháo lắp đơn giản hoặc cố định trong 6 tháng, 1 năm hay có thể lâu hơn tùy từng trường hợp để ngăn ngừa sự dịch chuyển trở lại của răng.

Chú ý: Thời gian của việc duy trì cũng quan trọng như thời gian điều trị: Thông thường dù không chỉnh nha, một số cơ và răng của con người sẽ thay đổi theo thời gian. Sau điều trị chỉnh nha vẫn có hiện tượng này, nhưng thường nhỏ và không ảnh hưởng đến kết quả. Dù vậy, bệnh nhân vẫn nên đến khám định kỳ với nha sĩ để có lời hướng dẫn cụ thể nhằm duy trì kết quả tốt hơn…

Tags: boc rang su co dau khongbọc răng sứ có đau khôngcach chua sau rang

Tin liên quan: Bọc răng sứ có đau không - Tìm hiểu bọc răng sứ
                      Bọc răng sứ có đau không - Khi nào nên bọc răng sứ
                      Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn nhakhoaphuong.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa