Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Tư vấn: Trẻ nên chỉnh răng ở độ tuổi nào là thích hợp

Tư vấn: Trẻ nên chỉnh răng ở độ tuổi nào là thích hợp

Theo thống kê, trẻ em thường thay những chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6-7 tuổi. Đây là thời kỳ trẻ mọc chiếc răng cối đầu tiên trong đời (răng số 6) và bộ răng sữa sẽ được thay dần hoàn toàn trong khoảng từ 6-12 tuổi. Thời kỳ này, khuynh hướng tăng trưởng xương hàm và khuôn mặt bắt đầu thể hiện rõ, những thói quen từ thời thơ ấu như bú bình kéo dài, mút ngón tay,… sẽ làm thay đổi hình thái xương hàm và ảnh hưởng đến sự mọc răng khá rõ. Cha mẹ bắt đầu nhận ra hình như con mình không giống những đứa trẻ khác, trẻ trông có vẻ hô, hoặc móm, răng hơi bị chìa ra…

Theo hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (ADA), khi trẻ 7 tuổi là thời điểm thích hợp để đưa trẻ đến khám lần đầu tiên với bác sĩ chỉnh nha. Việc thăm khám lâm sàng, cùng những khảo sát phim X-quang toàn cảnh, phim sọ nghiêng, sẽ giúp bác sĩ dự báo khuynh hướng tăng trưởng, cũng như theo dõi việc mọc răng cho trẻ. Giai đoạn này, những sai lệch nếu có sẽ được bác sĩ can thiệp kịp thời bằng các khí cụ, để điều chỉnh những lệch lạc về xương, cũng như hướng dẫn giúp cho răng mọc đúng vị trí. Trẻ em ở độ tuổi này cũng đã có đầy đủ nhận biết để hiểu sự giải thích của bác sĩ, và biết vâng lời bố mẹ hợp tác điều trị nếu trẻ được động viên.
Bác sĩ chỉnh hình răng là những người có kiến thức sâu rộng về sự phát triển sọ mặt, được đào tạo bài bản để có thể thực hiện việc chẩn đoán và lên kế hoạch chỉnh hình cho trẻ. Ở nước ngoài, bác sĩ chỉnh nha thường được đào tạo sau đại học từ 2-3 năm mới có được nền tảng những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc điều trị. Vậy trẻ em nên chỉnh nha ở tuổi nào là thích hợp?

chỉnh nha trẻ em
Trẻ em


Những khí cụ giúp điều trị chỉnh hình răng

1.1 Khí cụ ngoài mặt (Face- mask)

chỉnh nha trẻ em
Khí cụ chỉnh nha
Giúp định hướng sự phát triển của xương hàm như mong muốn. Thường sử dụng cho trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi.

Khí cụ được hướng dẫn mang tại nhà, trung bình 10-12h mỗi ngày.

FACE-MASK giúp xương hàm trên phát triển ra trước, được sử dụng trong trường hợp trẻ có xương hàm trên kém phát triển, biểu hiện ngoài mặt là trẻ bị móm, có khớp cắn ngược

1.2 Khí cụ tháo lắp

Là khí cụ mà bệnh nhân có thể tháo ra lắp vào mỗi ngày. Loại khí cụ này cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ thêm cho kế hoạch chỉnh hình răng, nhằm giúp loại bỏ một số thói quen xấu của trẻ nhất là tật đẩy lưỡi. Tuy nhiên, do tính bất tiện vì nếu phải tháo ra mỗi ngày, nên ngày nay rất nhiều khí cụ tháo lắp đã được thiết kế để chuyển thành khí cụ có thể gắn cố định trong miệng. Mỗi lần trẻ đến tái khám, khí cụ sẽ được bác sĩ tháo ra và kích hoạt lực.

Khí cụ chặn lưỡi được gắn cố định trong miệng, giúp trẻ loại bỏ thói quen đẩy lưỡi.

1.3 Khí cụ cố định

Mắc cài là khí cụ cố định thông dụng được dùng phổ biến trong điều trị chỉnh hình răng. Nhờ tác dụng của các dây cung trong mắc cài, các răng sẽ được tác động lực để di chuyển đến vị trí mong muốn theo đúng kế hoạch điều trị đã được bác sĩ chỉnh nha đề ra từ trước.

Niềng răng với mắc cài kim loại và những dây chun nhiều màu sắc

1.4 Những ứng dụng mới trong điều trị chỉnh hình răng

Các neo chặn xương như: minivis, miniplates được chỉ định trong một số trường hợp để giúp răng di chuyển nhanh hơn. Đồng thời, thực hiện những di chuyển mà các kỹ thuật chỉnh nha cố định không làm được, đặc biệt với những trường hợp kéo răng ngầm hoặc di xa răng cối hàm trên ở trẻ.

Minivscrew được đặt để giúp di chuyển răng nang ngầm đến vị trí mong muốn.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong


Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Nên dùng mini-implant trong trường hợp nào?

Nên dùng mini-implant trong trường hợp nào?


Mini-implant là một công nghệ mới, trong một số trường hợp có thể thay thế cho các implant truyền thống giúp cho việc điều trị được đơn giản hơn. Vậy nên dùng mini-implant trong trường hợp nào?

Ở Việt Nam, một hàm giả tháo lắp hoặc một cầu răng cố định có thể đã là một khái niệm khá quen thuộc với mọi người, tuy nhiên, khái niệm cấy ghép implant còn chưa được phổ biến. Mini-implant là một công nghệ mới, trong một số trường hợp có thể thay thế cho các implant truyền thống để hạn chế một số nhược điểm của implant truyền thống, giúp cho việc điều trị được đơn giản hơn. Tuy nhiên, nha sĩ cần hiểu rõ các nhược điểm cũng như chỉ định của mini-implant để có những chỉ định phù hợp và tư vấn cho bệnh nhân nhằm tránh những trường hợp lạm dụng.

Tìm hiểu về mini-implant

cấy ghép implant
Cấy ghép mini implant

Implant là một ốc vít được gắn vào xương hàm nơi chân răng bị mất, sau một thời gian chờ đợi, khi implant đã được tích hợp xương tốt, một chụp răng giả thích hợp sẽ được thực hiện trên ốc vít này. Điều này làm cho implant có một chiếc răng giống như răng thật và hạn chế ảnh hưởng lên các răng khác trên cung hàm, tránh phải mài các răng bên cạnh để làm cầu răng.

Trước đây, implant dùng để cấy vào xương hàm có đường kính trung bình khoảng 3,75 - 5mm, chiều dài khoảng 8-12mm, tùy điều kiện cụ thể của xương hàm, vị trí răng mà chúng ta lựa chọn implant có kích thước phù hợp. Khó khăn hay gặp khi cắm ghép implant là xương ổ răng còn lại không đủ để cắm ghép, do vậy, rất nhiều trường hợp để cắm ghép cần phải ghép thêm xương để đảm bảo đủ xương khi cắm ghép, do vậy, việc điều trị trở nên phức tạp hơn và tốn kém hơn rất nhiều. Để hạn chế việc phải ghép xương, một số implant có đường kính nhỏ hơn được ra đời, những implant này có tên gọi là mini-implant, đường kính của nó có thể từ 2,0 - 3,0mm, chiều dài thường dài hơn so với implant truyền thống.

Mini-implant giúp bệnh nhân giảm đau và hồi phục nhanh

Lợi thế đầu tiên dễ nhận thấy là chi phí cấy ghép mini-implant thấp hơn implant truyền thống do không phải làm các phẫu thuật ghép xương hỗ trợ.
Mini-implant được sử dụng để nâng đỡ hàm giả tháo lắp

Không chỉ thế, mini-implant có thể được tiến hành cấy ghép một thì. Thông thường, khi cấy ghép implant truyền thống, sau khi khoan xương và gắn implant vào xương, cần một khoảng thời gian chờ đợi cho implant tích hợp vào xương hàm (3-6 tháng). Trong thời gian này, bệnh nhân cần phải đeo một phục hình tạm thời và quay lại để tiến hành các bước điều trị tiếp theo, đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ tốn kém khá nhiều thời gian cho việc thăm khám bệnh. Nhưng cấy ghép mini-implant có thể tiến hành ngay trong một thì, răng giả ngay lập tức được đặt trên các implant cấy ghép, bệnh nhân không những tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại mà còn có thể tự tin vì không phải mang những phục hình mang tính chất "tạm thời".

Ngoài ra, cấy ghép mini-implant đỡ đau hơn nhiều so với implant truyền thống, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và sớm trở lại ăn nhai bình thường.

Mặc dù nhiều nghiên cứu đều công bố rằng cấy ghép mini-implant cho kết quả giống như implant truyền thống nhưng khi nói đến khả năng chịu lực, không thể phủ nhận rằng khả năng chịu lực nhai của mini-implant thấp hơn.

Không phải trường hợp nào, vị trí nào cũng có thể dùng mini -implant

cấy ghép implant
Mini- implant công nghệ hiện đại mới


Cấy ghép mini-implant thường được lựa chọn trong những trường hợp vị trí cấy ghép không chịu lực nhai lớn, thông thường hay chỉ định mini-implant cho các răng trước và trong trường hợp làm các tựa nâng đỡ cho các hàm giả tháo lắp phủ trên implant. Quyết định lựa chọn hình thức cấy ghép nào, implant truyền thống hay mini-implant để thay thế cho răng đã mất cần phải được cân nhắc, lựa chọn hết sức cẩn thận. Do đó, bác sĩ nha khoa nên tư vấn cho bệnh nhân của mình những ưu thế cũng như nhược điểm của cả hai hình thức cấy ghép để giúp bệnh nhân có thể lựa chọn hình thức cấy ghép tốt nhất. Một điều quan trọng không kém là sau khi tiến hành cấy ghép, bệnh nhân cần phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có các vấn đề phát sinh như viêm lợi hay tổ chức xung quanh vùng cấy ghép, đồng thời cũng để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể của bệnh nhân.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong


Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

5 biến chứng có thể gặp khi cấy ghép implant

5 biến chứng có thể gặp khi cấy ghép implant


Phương pháp cấy ghép Implant là một giải pháp toàn diện giúp những bệnh nhân mất răng tìm lại sự tự tin. Tuy phương pháp này có tỉ lệ thành công rất cao nhưng nếu bệnh nhân không cẩn thận có thể gây ra các biến chứng sau đây.

1. Chảy máu sau phẫu thuật

biến chứng implant
Biến chứng sau phẫu thuật

Ở một số bệnh nhân bị chảy máu sau 1-2 ngày phẫu thuật. Lúc này, người bệnh nên đặt một miếng gạc lên vùng cắm implant và cắn nhẹ nhàng để giữ miếng gạc trong 30 phút sẽ giúp cầm máu. Nếu bạn bị chảy máu quá nhiều và bất thường thì phải gọi cho nha sĩ ngay.

Một số bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật implant

2. Nhiễm trùng vùng cấy

Đây là biến chứng phổ biến nhất khi cấy ghép răng implant. Hiện tượng nhiễm trùng có biểu hiện đó là các mô xung quanh khu vực cấy ghép bị viêm sưng do vi khuẩn tấn công. Hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi phẫu thuật, nhiễm trùng nặng sẽ dẫn đến viêm nhiễm, mất xương, cấy ghép thất bại nếu không được điều trị đúng cách.

3. Viêm quanh implant

biến chứng implant
Viêm quanh implant

Nguyên nhân của tình trạng này thường do vệ sinh răng miệng kém, chăm sóc hậu phẫu không tốt, bệnh nhân hút thuốc lá… Tình trạng viêm quanh implant có thể dẫn đến mất xương xung quanh vị trí cấy ghép và nếu cứ tiếp diễn thì răng implant sẽ trở nên lỏng lẻo và phải loại bỏ.

Lúc này, cần loại bỏ tình trạng viêm càng sớm càng tốt để ngăn ngừa mất xương hay thậm chí là thất bại trong việc cấy ghép. Viêm quanh implant có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và làm sạch nếu do nhiễm trùng vị trí cấy ghép hoặc điều chỉnh phục hồi khiếm khuyết nếu do chấn thương.

Chăm sóc răng miệng kém sẽ dẫn đến viêm quanh implant

4. Tổn thương đến các mô lân cận

Một trong những biến chứng có thể xuất hiện khi cắm ghép implant đó là làm tổn thương đến các mô lân cận vùng cấy ghép.

- Răng: Khi khoan, nha sĩ có thể làm hỏng mão răng (lớp chụp xung quanh thân răng) hoặc các chân răng lân cận. Vì thế, nha sĩ phải nghiên cứu cẩn thận phim X-quang hoặc chụp cắt lớp CT scan trước khi khoan vì đôi khi chân răng có hình dạng kỳ lạ.

Nha sĩ phải nghiên cứu kỹ phim X-quang trước khi cấy ghép răng implant

- Dây thần kinh: Đây là biến chứng hiếm gặp khi phẫu thuật implant cho hàm dưới. Thần kinh xương ổ răng dưới có thể bị tổn thương trong quá trình khoan, gây ra đau, tê hoặc ngứa ran ở lợi, môi, lưỡi hoặc cằm. Triệu chứng tương tự có thể xảy ra nếu răng cấy ghép được đặt ngay trên dây thần kinh nhóm đỉnh gây đau dữ dội khi nhai. Nếu các dây thần kinh không được chữa lành và các triệu chứng nặng hơn thì răng implant có thể phải loại bỏ.

- Xương hàm: Một biến chứng rất hiếm gặp khi phẫu thuật implant nữa là gãy xương hàm. Nếu bệnh nhân không đủ xương, xương không đủ dày để cấy ghép implant thì xương hàm có thể bị gãy trong quá trình khoan hoặc lắp các implant vào.

5. Biến chứng do cắm implant không đúng vị trí

biến chứng implant
Cấy ghép implant đúng cách

Sau phẫu thuật, implant có thể bị gãy do hướng cắm impant không đúng. Điều này dẫn đến phục hình trên implant bị sút ra, không khít sát, chạm nướu khi đau,thức ăn nhét vào, ảnh hưởng đến phát âm.

Bên cạnh đó, khi gắn phục hình không chính xác sẽ khiến lực nhai không được phân bố đều, dẫn đến tình trạng răng implant không thực hiện tốt chức năng hoặc lực nhai tập trung quá nhiều làm implant bị quá tải, có thể làm sút implant.

Tin liên quan:

Bọc răng sứ có đau không - Khi nào nên bọc răng sứ
Những điều nên biết về chỉnh nha
Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn:  nhakhoaphuong


Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

6 điều cần nhớ để chăm sóc răng sau phẫu thuật cấy ghép implant

6 điều cần nhớ để chăm sóc răng sau phẫu thuật cấy ghép implant



Để đảm bảo hàm răng sau khi cấy ghép implant luôn chắc khoẻ và giúp cho quá trình điều trị sau cấy ghép được hiệu quả, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau đây. Nha khoa Phương xin chia sẻ 6 phương pháp chăm sóc răng sau phẫu thuật cấy ghép răng implant.
Kỹ thuật implant được coi là giải pháp hoàn hảo cho tình trạng mất răng, đem lại cho bạn hàm răng khỏe đẹp, nụ cười tự tin và rạng rỡ. Ngoài kỹ thuật cấy ghép, trình độ của nha sĩ, việc chăm sóc răng miệng tốt sau cấy ghép implant cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp răng cấy ghép luôn khỏe mạnh, bền chắc.

1. Giảm đau sưng sau cấy ghép

Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên đắp đá viên nhỏ lên môi hoặc vùng má tương ứng với vị trí cấy ghép răng implant để giảm đau. Ngày hôm sau, bạn hãy đắp khăn ấm lên đó sẽ giảm sưng và tan máu tụ. Sau đó, có thể xuất hiện vết bầm ở môi hoặc má nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất.
Sau phẫu thuật implant có thể xuất hiện vết bầm ở môi, má chỗ cấy ghép

2. Không khạc nhổ

Những ngày đầu mới ghép răng implant, bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong miệng nhưng không nên khạc nhổ liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện màng trắng chỗ cấy ghép, bạn không được dùng lưỡi đẩy hay lấy tay chùi để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Thêm nữa, bạn cần uống thuốc theo đơn bác sĩ để vết thương mau lành và không nhiễm trùng.

3. Tránh đồ ăn cứng, nóng hoặc nước nóng

cấy ghép implant
Tránh ăn đồ ăn cứng và nóng

Khoảng 1 giờ sau khi thực hiện phẫu thuật implant, bạn không nên ăn bất cứ đồ ăn gì. Một tuần sau, bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhai chậm và nhẹ nhàng; những ngày sau có thể ăn bình thường nhưng cần tránh thức ăn quá cứng, quá dai, nóng hoặc dẻo như gặm xương, nhai đá, kẹo dừa, tránh để xương trong thức ăn đâm hay rơi vào chỗ mới cấy ghép.
Để răng cấy ghép chắc khỏe, bạn nên ăn thức ăn mềm, uống nước nguội.
Khi uống nước, bạn nên uống nước lọc, nguội, nước trái cây và không dùng ống hút. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia 2 tuần trước khi cấy ghép implant và 2-4 tuần sau khi cấy ghép để việc cấy ghép răng thành công.

4. Đánh răng sạch sẽ

cấy ghép implant
Đánh răng sạch sẽ mỗi ngày

Sau khi phẫu thuật implant, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để răng luôn chắc khỏe. Bạn hãy dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn làm sạch xung quanh vị trí cấy ghép răng, khe răng, mặt trước và mặt sau của trụ abutment. Thêm nữa, bạn nên đánh răng bằng loại bàn chải dùng riêng cho răng implant như bàn chải kẽ, bàn chải có đầu lông đặc biệt. Ngoài ra, bạn cũng nên xúc miệng bằng nước muối để làm sạch răng miệng.
Đánh răng sạch sẽ là việc không thể thiếu khi chăm sóc răng ghép implant

5. Không nghiến răng khi ngủ

cấy ghép implant
Một giấc ngủ ngon mỗi ngày sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả

Hai đêm đầu tiên sau khi phẫu thuật implant, bạn nên gối đầu cao sẽ giúp vết thương chỗ cấy ghép mau lành và hàm răng của bạn khỏe mạnh nhanh hơn. Đặc biệt, bạn cần kiểm soát việc nghiến răng vô thức khi ngủ bằng cách đeo máng nhai để không làm ảnh hưởng đến hàm răng vừa cấy ghép xong.

6. Lưu ý nếu có dấu hiệu bất thường

Khi hàm răng của bạn có dấu hiệu bất thường như chỗ cấy ghép implant bị sưng, chảy máu nhiều thì bạn nên đến phòng khám kiểm tra lại. Bên cạnh đó, nếu bạn có cảm giác cộm, vướng khi cắn hai hàm răng lại với nhau hay khi trượt hàm sang phải hay trái thì bạn phải nhờ nha sĩ điều chỉnh. Bạn không nên nhai thử vì khi có điểm cộm, vướng rất dễ gây bể răng sứ và tổn thương implant trong xương hàm.

Tin liên quan:
Bọc răng sứ có đau không - Khi nào nên bọc răng sứ
Những điều nên biết về chỉnh nha
Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Tư vấn: 5 bước đánh răng đúng cách sau khi cấy ghép implant

Tư vấn: 5 bước đánh răng đúng cách sau khi cấy ghép implant


Quá trình cấy ghép và điều trị răng implant trải qua một thời gian tương đối dài vì thế để đảm bảo răng implant luôn chắc khoẻ thì bệnh nhận sau khi cấy ghép implant cần vệ sinh và chăm sóc răng miệng thật tốt.

Thời gian ban đầu sau phẫu thuật, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đánh răng dành riêng cho răng cấy ghép với những dụng cụ nha khoa đặc biệt. Một thời gian sau, bạn có thể chăm sóc răng implant giống như răng bình thường.

5 bước đánh răng đúng cách sau khi cấy ghép implant

Bước 1: Dùng bàn chải lông mềm

cấy ghép implant
Dùng bàn chải lông mềm
Những ngày đầu sau phẫu thuật implant, bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm để làm sạch sâu nhẹ nhàng các mảng bám mà không làm tổn thương vết mổ cũng như lớp men răng và nướu răng. Tốt nhất là bạn hãy dùng bàn chải đánh răng mềm có tay cầm cong sẽ giúp bạn dễ dàng luồn bàn chải vào khu vực xung quanh vị trí răng cấy ghép.

Bước 2: Chải răng nhẹ nhàng

cấy ghép implant
Chải răng thật nhẹ nhàng
Bạn nghĩ rằng vì là răng cấy ghép implant nên có thể chải mạnh hơn so với răng thật. Thực tế, nếu bạn chải răng cấy ghép mạnh thì có thể làm hỏng bề mặt răng và phải thay thế răng sớm hơn. Vì thế, bạn phải chải răng thật nhẹ nhàng, vị trí bàn chải tạo với nướu một góc 45 độ và di chuyển theo chuyển động tròn.

Bạn hãy chải răng cấy ghép thật nhẹ nhàng.
Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải điện để làm sạch răng implant theo chỉ dẫn của nha sĩ. Khi sử dụng bàn chải điện, bạn không nên dùng lực nhiều và tránh chà xát vì có thể gây hỏng men răng, tổn thương cấu trúc răng.

Bước 3: Làm sạch trụ abument bằng bàn chải kẽ răng

Bàn chải kẽ răng giúp làm sạch các mặt của răng cấy ghép, mão răng, nướu và trụ abument. Bạn đưa bàn chải kẽ nhẹ nhàng từ trên xuống rồi sau đó từ dưới lên trên mỗi răng cho đến khi tất cả các răng đều sạch.

Không nên chọn bàn chải kẽ quá nhỏ vì sẽ giảm tác dụng làm sạch hoặc dùng bàn chải quá lớn gây khó chịu khi đánh răng. Bạn hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để chọn được bàn chải kẽ răng có kích thước và hình dạng phù hợp với răng implant của bạn.
Bạn nên dùng bàn chải kẽ răng sẽ làm sạch trụ abument

Bước 4: Làm sạch khe giữa răng implant và răng thường

cấy ghép implant
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
Các khe giữa răng cấy ghép và răng thường cũng cần làm sạch. Đây là nơi mà vi khuẩn sẽ tích tụ và tạo ra các mảng bám, từ đó làm giảm độ bền của răng implant và nó nhanh chóng bị mài mòn.
Các khe giữa răng cấy ghép và răng thường cần làm sạch bằng chỉ nha khoa

Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn, mảng bám ở khu vực giữa răng cấy ghép và răng thường. Bạn cũng có thể dùng bàn chải với đầu lông hẹp để nó dễ dàng len lỏi vào các kẽ răng và làm sạch thật nhẹ nhàng.

Bước 5: Làm sạch nướu răng

Nướu răng cũng cần được làm sạch như răng implant. Bạn hãy giữ bàn chải ở góc 45 độ để làm sạch bề mặt răng và nướu. Đặc biệt, khi chải răng hàm đã trải qua cấy ghép implant, bạn hãy giữ phần lông bàn chải dọc theo bề mặt phẳng của răng hàm.

Nướu răng cũng cần được làm sạch như răng implant.

Tin liên quan:
Nguồn: nhakhoaphuong

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

6 điều cần chuẩn bị trước khi cấy ghép implant

6 điều cần chuẩn bị trước khi cấy ghép implant


Để đảm bảo một cuộc phẫu thuật implant thành công, bệnh nhân cần phải chuẩn bị cho mình những điều gì?

Ngày nay, kỹ thuật cấy ghép răng implant đang dần thay thế các phương pháp làm răng giả khác. Với kỹ thuật này, bệnh nhân sau khi trải qua quá trình phẫu thuật và điều trị sẽ có một hàm răng giống như thật, chắc khoẻ, ngăn chặn tình trạng tiêu xương, lão hóa khuôn mặt, mang lại cho bạn nụ cười tự tin. Vậy trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần chuẩn bị những gì để quá trình điều trị thành công và an toàn? Dưới đây nha khoa Phương xin giới thiệu 6 điều mà bạn cần chuẩn bị trước khi cấy ghép implant.

1. Kiểm tra xương và răng

Trước khi cấy ghép implant, bác sĩ sẽ chụp X-quang toàn hàm (Panorex) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để kiểm tra mật độ xương, chiều cao xương xem bạn có phù hợp ghép implant không. Từ đó, bác sĩ lên kế hoạch điều trì phù hợp và xem bạn có phải ghép xương hay không. Nếu kích thước xương hàm hạn chế, sống hàm mỏng thì bạn phải nong xương, ghép xương hoặc nâng xoang trước khi ghép implant.

Trước khi phẫu thuật implant, bạn phải chụp X-quang hoặc CT scan

2. Thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe của bạn

6 điều cần chuẩn bị trước khi cấy ghép implant
Thông báo với bác sĩ về sức khoẻ của bạn

Bạn nên thông báo với bác sĩ về những vấn đề sức khỏe như bạn có bị bệnh tim, bệnh về máu, tiểu đường, huyết áp, từng cấy ghép chỉnh hình chưa cũng như cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng.

Bạn cần phải kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, bệnh tim mạch, huyết áp của bạn trước khi điều trị implant. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng aspirin, thuốc chứa thành phần aspirin hay bất cứ loại thuốc nào trước khi phẫu thuật mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Bỏ thuốc lá, rượu, bia và các đồ uống có cồn khác

Bỏ thuốc lá, rượu bia

Bệnh nhân nên ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia trước khi cấy ghép răng implant vì thuốc lá, rượu bia sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép. Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia 2 tuần trước khi cấy ghép implant và 2-4 tuần sau khi cấy ghép.

Nên ngừng hút thuốc, uống rượu bia trước khi cấy ghép implant

4. Tránh ăn uống ít nhất 6 giờ trước phẫu thuật

Bạn nên tránh ăn uống ít nhất 6 giờ trước khi cắm ghép implant. Trong khi phẫu thuật, thuốc gây mê sẽ làm dạ dày chứa nhiều thức ăn có cảm giác khó chịu hoặc có thể rất nguy hiểm. Vì thế, bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước 6 tiếng buổi hẹn với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho việc cấy ghép.

5. Mặc quần áo rộng, thoải mái

Bạn không nên mặc quần áo bó sát mà nên mặc đồ rộng thoáng như áo ngắn tay, áo thun… Mặc quần áo rộng thoáng, thoải mái khi đi phẫu thuật implant sẽ giúp bạn thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi bác sĩ tiến hành các thao tác cấy ghép.

Mặc quần áo rộng giúp bạn thoải mái hơn khi phẫu thuật implant

6. Không nên quá lo lắng

6 điều cần chuẩn bị trước khi cấy ghép implant
Không nên lo lắng quá

Cấy ghép implant không quá đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ nên bạn không phải quá lo lắng ngay cả với những ai vốn sợ đau. Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí cần cấy ghép và bạn không thấy đau sau khi cắm xong implant. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc an thần có tác dụng ngắn để bạn bớt lo lắng và thư giãn, thoải mái hơn trong khi phẫu thuật.

Tin liên quan:
Bọc răng sứ có đau không - Tìm hiểu bọc răng sứ
Những điều nên biết về chỉnh nha
Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Ngày nay niềng răng móm không cần phẫu thuật

Ngày nay niềng răng móm không cần phẫu thuật


Các phương pháp điều trị niềng răng kết hợp với phẫu thuật trước đây được cho là tiêu chuẩn để tái tạo lại chức năng và thẩm mỹ trong việc điều trị móm dường như đã trở nên lạc hậu và lỗi thời. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, điều trị niềng răng móm không cần đến phẫu thuật.

Hàm móm là gì ?

cấu tạo hàm móm
Cấu tạo hàm móm

- Khuôn mặt có xương hàm dưới đưa ra trước

- Xương hàm vùng cằm vuông

- Khi ngậm miệng răng cửa xương hàm dưới phủ ngoài răng của xương hàm trên

- Khớp cắn chéo khi hai hàm cắn khít ở vị trí trung tâm

- Cằm dài hay ngắn mất hài hòa khuôn mặt, cằm lẹm, cằm thấp

- Cằm lệch trái hay phải

Niềng răng móm không cần phẫu thuật

Niềng răng móm
Niềng răng móm

Móm là tình trạng kém phát triển của hàm trên về kích thước trong sự tương quan với hàm dưới

Trước đây, để điều trị móm thường được các bác sĩ chỉ định niềng răng kết hợp với phẫu thuật xương hàm. Tuy nhiên, sự tốn kém về mặt tài chính cũng như các nguy cơ về phẫu thuật khiến nhiều bệnh nhân lo ngại và không muốn chữa trị. Vì vậy, việc điều trị niềng răng mà không cần phẫu thuật đặt ra một thách thức mới cho bác sĩ chỉnh nha.

Trong nhiều tạp chí chỉnh nha, các bác sĩ trên thế giới đã đưa ra quan niệm điều trị móm không cần phẫu thuật với nhiều ca thành công cả về thẩm mỹ và chức năng. Việc điều trị xoay của mặt phẳng nhai và cả xương hàm dưới đã giúp cải thiện khuôn mặt nhìn nghiêng của bệnh nhân. Điều quan trọng trong điều trị là bệnh nhân cần hợp tác tốt trong suốt quá trình điều trị và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Bởi điều trị niềng răng móm không cần phẫu thuật là một chỉ định khó với bác sĩ niềng răng, điều này đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về sự phát triển của xương theo độ tuổi, khám, chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị cụ thể, rõ ràng cho mỗi bệnh nhân.

Do mối liên quan giữa tuổi, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, những phương thức điều trị can thiệp sớm không thể áp dụng cho việc điều trị ở bệnh nhân lớn tuổi.

Vì vậy, với những bệnh nhân lớn tuổi, chỉ có một sự lựa chọn cho việc điều trị niềng răng móm không cần phẫu thuật là sử dụng khí cụ niềng răng cố định với mắc cài được thiết kế đặc biệt và có thể kết hợp với các neo chặn xương.

Điều này đảm bảo cho việc điều trị xoay răng và hàm một cách nhẹ nhàng và liên tục với các khí cụ trong miệng mà không cần sự hỗ trợ của các khí cụ ngoài mặt nhự chụp cằm hay facemask.

Với một số trường hợp móm nhẹ hơn, trước đây các bác sĩ thường cho bệnh nhân đeo những niềng răng bằng mắc cài kim loại, tuy nhiên việc mang trong miệng nhiều mảnh kim loại trong suốt thời gian niềng răng từ 1 - 2 năm có thể khiến nhiều bạn do dự khi quyết định đi niềng răng.

Tuy nhiên, hiện nay, với kỹ thuật điều trị niềng răng vô hình với mắc cài mặt trong hay niềng răng không mắc cài Invisalign, Clear Aligner đã được cải tiến khá nhiều để đem lại hiệu quả điều trị cũng như sự thoải mái cho bệnh nhân.

Nhờ những vật liệu và kỹ thuật hiện đại, ngày càng nhiều bệnh nhân được điều trị với phương pháp niềng răng thẩm mỹ và ít can thiệp hơn, đơn giản hơn và chi phí thấp hơn, mang lại tự tin, thoải mái cho bệnh nhân ngay cả trong quá trình điều trị.

Hãy đến với nha khoa Phương để cảm nhận chất lượng dịch vụ nhoa khoa tốt nhất hiện nay!

Tin liên quan:
Bọc răng sứ có đau không - Tìm hiểu bọc răng sứ
Những điều nên biết về chỉnh nha
Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn: nhakhoaphuong


Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Vì sao cần chỉnh nha, nên chỉnh nha ở đâu tại Hà Nội là tốt nhất

Vì sao cần chỉnh nha, nên chỉnh nha ở đâu tại Hà Nội là tốt nhất


Công dụng của việc chỉnh nha là giúp sắp xếp các răng xô lệch trở nên ngay ngắn, đều đặn qua đó cải thiện về phương diện thẫm mỹ cũng như về chức năng ăn nhai của hàm răng. Bên cạnh đó việc chỉnh răng cũng phòng ngừa và điều trị các bất thường về răng, hàm và mặt nhằm đem lại sự hài hoà cho hàm răng và khuôn mặt bạn.

Tại sao cần chỉnh răng?

chỉnh nha
Chỉnh nha để có một nụ cười đẹp

- Răng đều ngay thẳng giúp dễ vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng cũng như viêm nướu.

- Nắn chỉnh răng không những tạo thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khoẻ răng miệng.

- Tạo cảm giác thoải mái và tự tin với hàm răng đều, đẹp.

- Với hàm răng đều đặn việc ăn nhai cũng tốt hơn.

- Các răng mọc lệch lạc ảnh hưởng đến vấn đề phát âm và chức năng của hệ thống nhai.

- Răng không tiếp khớp tốt giữa hai hàm trên với dưới sẽ khiến các răng còn lại quá tải với lực ăn nhai.

Những dạng khớp cắn sai

chinh nha
Chỉnh nha sẽ giúp hàm răng đẹp hơn

- Cắn ngược: Răng trên ở phía trong răng dưới.

- Cắn hở: Răng trên và các răng dưới không chạm nhau

- Chen chúc: Răng to hay cung răng nhỏ không đủ chổ để các răng sắp xếp.

- Cắn sâu: Các răng hàm trên che khuất răng hàm dưới

- Hở kẽ răng: Răng nhỏ so với cung hàm hay bi mất răng mà không làm răng giả nên các răng nghiêng, di.

Phương pháp điều trị chỉnh nha

- Điều trị nắn chỉnh răng thường gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn điều chỉnh: Di chuyển răng đến vị trí thích hợp.

+ Giai đoạn duy trì : Giữ răng ở vị trí mới.

- Mắc cài là vật trung gian liên tục truyền lực di chuyển đến răng. Có thể chọn mắc cài thông thường bằng hợp kim hay mắc cài thẩm mỹ.

- Thời gian mang mắc cài khá lâu, từ 1 đến 3 năm.

Bên cạnh mắc cài còn có dây cung được cột vào mắc cài bằng dây đàn hồi, dây này có nhiều màu bạn có thể lựa chọn.

Nên chọn nơi nào tại Hà Nội chỉnh răng là tốt nhất

nha khoa tot nhat
Nha khoa Phương

Nha Khoa Phương được thành lập từ tháng 5 năm 2007 bới Thạc sỹ Nghiêm Chi Phương - giảng viên trường Đại học Răng Hàm Mặt (hiện là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội).

Chỉ sau một thời gian ngắn, phòng khám đã giành được sự tin cậy của đông đảo bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp.
Nha Khoa Phương là một trong 3 nha khoa hàng đầu của Hà nội được phòng y tế sứ quán Hoa Kỳ giới thiệu cho nhân viên và công dân của mình.

Nha khoa Phương cũng vinh hạnh được đón tiếp gia đình ngài Đại sứ Thụy Sỹ đến chăm sóc nha khoa tại đây.
Phong cách hiện đại, chuyên nghiệp, xếp lịch chính xác theo giờ, cập nhật lịch khám trên trang chủ mỗi 5 phút, giúp bạn chủ động hoàn toàn khi đặt hẹn khám bệnh.
Tự động nhắc lịch khám răng định kỳ bằng tin nhắn điện thoại mỗi 6 tháng.
Không gian sang trọng, thân thiện.

Khách hàng của chúng tôi đều nói về sự an tâm, tin cậy khi đến với Nha Khoa Phương, và khẳng định đây là nơi để đưa người thân của mình đến khi có nhu cầu chăm sóc răng miệng. Mong rằng bạn cũng sẽ như thế, để Nha Khoa Phương thực sự là "nha khoa của gia đình bạn!"


Tin liên quan:
Bọc răng sứ có đau không - Tìm hiểu bọc răng sứ
Những điều nên biết về chỉnh nha
Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Những đối tượng nào không nên cấy ghép răng implant?

Những đối tượng nào không nên cấy ghép răng implant?

Hiện nay nhu cầu về cấy ghép implant đang ngày một tăng cao nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện quá trình cấy ghép này. Đại đa số những người mất răng đều có thể cấy ghép implant nếu đã đến tuổi trưởng thành, sức khỏe ổn định, đủ khối lượng xương cần thiết và không mắc một số bệnh mãn tính. Nha khoa Phương xin khuyến cáo một số trường hợp dưới đây không thể phẫu thuật implant vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thành công của quá trình cấy ghép.

1. Trẻ em đang lớn

trẻ em không nên cấy ghép implant quá sớm
Trẻ em dưới 17 tuổi không nên cấy ghép Implant quá sớm

Những thiếu niên dưới 17 tuổi được khuyến cáo không nên cấy ghép implant. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này, xương hàm mặt đang phát triển và bình ổn nên việc cấy ghép sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

2. Phụ nữ mang thai

phụ nữ đang mang thai không nên cấy ghép implant
Phụ nữ đang mang thai cũng không nên cấy ghép implant

Chị em không nên phẫu thuật implant khi đang mang thai mà tốt nhất nên đợi sau khi sinh xong. Khi cấy ghép sẽ phải sử dụng đến tia X-quang, một số loại thuốc và tâm lý có thể hơi căng thẳng và bệnh nha chu thời kỳ này cũng tăng cao nên sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và kết quả cấy ghép. Sau khi phẫu thuật cấy ghép implant, chị em vẫn có thể mang thai khi chờ phục hình trên răng với những phương thức đòi hỏi từ 3 tháng – 1 năm làm phục hình.

Chị em nên đợi đến khi sinh con xong hãy phẫu thuật implant

3. Người có bệnh mãn tính

Bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát tốt thì cũng không nên phẫu thuật implant vì khả năng làm lành vết thương chậm và dễ nhiễm trùng. Nếu người bệnh uống thuốc đầy đủ, kiểm soát tốt mức đường huyết thì vẫn có thể ghép răng implant.

Người mắc bệnh bạch cầu, cường cận giáp (hoạt động bất thường của tuyến cận giáp), người đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư, suy thận, suy giảm hệ thống miễn dịch hay có van tim nhân tạo cũng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị implant.

4. Người bị rối loạn tâm thần

Bệnh nhân rối loạn tâm thần đang phải điều trị hoặc người trải qua căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng không nên cấy ghép răng implant. Nguyên nhân do tinh thần của họ đã bị căng thẳng và liệu pháp cấy ghép nha khoa có thể khiến họ căng thẳng thêm và không thể chịu đựng được. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cấy ghép.

5. Người nghiện thuốc nặng

người nghiện thuốc không nên cấy ghép implant
Người nghiện thuốc không nên cấy ghép implant

Tỷ lệ phẫu thuật implant thất bại ở những người nghiện thuốc cao hơn 10% so với người không hút thuốc. Thuốc lá ngăn cản sự lành thương của xương ghép, giảm độ rắn chắc của xương cũng như dễ dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng hoặc tiêu xương. Do đó, bác sĩ đều khuyên bệnh nhân bỏ thuốc 2 – 4 tuần trước khi cắm ghép và 4-6 tuần sau cắm ghép implant.

Việc hút thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị implant

6. Xương không đủ dầy 

xương không đủ dầy không nên cấy ghép implant
Xương không đủ dầy ảnh hưởng rất nhiều đến cấy ghép Implant

Vì xương không đủ dầy nên trụ implant không thể gắn chặt chẽ với xương hàm để giúp răng implant luôn vững chắc. Hoặc với bệnh nhân có mật độ xương thấp hay hay khe răng quá hẹp cũng không thể cấy ghép răng implant.

Xương không đủ dày cũng ảnh hưởng đến cấy ghép implant
Sau cấy ghép, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng tốt để giữ cho xương và nướu quanh mô cấy ghép luôn khỏe mạnh. Những người bị viêm khớp nặng hoặc khuyết tật khác ảnh hưởng đến sự vận động của bàn tay, cánh tay cũng không phải là trường hợp lý tưởng để phẫu thuật implant vì họ gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng nên ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép.
Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Phương pháp điều trị và giá thành khi niềng răng hô

Phương pháp điều trị và giá thành khi niềng răng hô

Chắc hẳn chúng ta ai cũng muốn có một hàng răng thật đẹp và đều đặn nhưng bạn cũng đừng lo lắng nếu sở hữu một hàm răng hô không như ý muốn. Phương pháp niềng răng có thể giúp bạn chữa hô. Vậy phương pháp điều trị niềng răng được thực hiện như thế nào và giá thành niềng răng hô là bao nhiêu?

Răng hô là gì ?

niềng răng hô
Niềng răng hô

- Răng bị chìa ra phía trước: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất và rất nhiều người sẽ dễ dàng đồng ý. Răng bị chìa ra làm mất thẩm mỹ vùng răng cửa khi cười, thậm chí một số trường hợp sẽ không thể khép môi được khi bệnh nhân thả lỏng cơ môi.

- Môi căng, hàm dưới lùi: Đây là đặc điểm khó nhìn nhận ra nhất, là điều mà bệnh nhân hay than phiền nhất rằng mình bị "hô" nhưng không thể trả lời cụ thể hô như thế nào. Những trường hợp này thường là có chỉ định nhổ răng.

- Cung hàm hẹp, nổi bật các răng cửa: Khi cung hàm bị hẹp, các răng cửa sẽ có xu hướng nổi bật và chìa ra phía trước, làm tăng cảm giác "hô". Ở những trường hợp này, cần rất thận trọng với chỉ định nhổ răng.

- Hô 2 hàm: Những trường hợp này bệnh nhân thường thấy mình hô khá nhiều. Môi bệnh nhân căng và không tự khép lại được ở tư thế nghỉ tự nhiên. Nhổ răng thường được chỉ định cho trường hợp này.

Tìm hiểu về phương pháp điều trị niềng răng hô

- Niềng răng cho người trưởng thành:
 
nieng rang ho
Niềng răng hô cho người lớn

Ở người trưởng thành, khối xương hàm mặt đã ổn định và không còn sự phát triển hay thay đổi trong tương lai. Kế hoạch điều trị thường là bù trừ và sửa chữa chững khiếm khuyết hiện có, nên chỉ định nhổ răng thường được đặt ra. Một số trường hợp, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định đặt Implant chỉnh nha để hỗ trợ cho điều trị.

Như vậy, ở người trưởng thành, điều trị vẫn có thể đạt được kết quả tối ưu, nhưng sẽ có chỉ định nhổ răng và đặt Implant để đạt được kết quả cao nhất.

Chỉnh nha ở người trưởng thành không bị lệ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác (là một điều mà bệnh nhân rất thường hỏi bác sĩ chỉnh nha), mà thường hay phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, chẳng hạn như "ngại" mang mắc cài, "ngại" thời gian lâu, "ngại" người khác thấy mình niềng răng. Vì vậy bác sĩ sẽ luôn phải động viên cho bệnh nhân. Bạn cũng có thể chọn mắc cài sứ mới có màu trong suốt như Damon Clear để người khác gần như không thấy bạn mang mắc cài.

- Niềng răng cho trẻ em:

Ở trẻ em, nếu được điều trị sớm trước 16 tuổi, tỉ lệ nhổ răng số 4 để chỉnh nha (từ răng cửa giữa số 1 đếm vào trong đến răng số 4, kế bên răng nanh) giảm xuống dưới 10%! Bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào sự phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì để đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý và tốt nhất.

Giá thành niềng răng hô

nieng rang
Hàm răng đẹp và đều đặn đã qua niềng răng

Vậy niềng răng hô hết bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng thường từ 18 triệu trở lên, tùy thuộc thời gian điều trị, mức độ khó và vật liệu sử dụng.

Dưới đây là giá niềng răng hô cho bạn tham khảo:

niềng răng mắc cài Inox: 18 – 22 triệu.

Niềng răng mắc cài sứ: 24 – 28 triệu.

Niềng răng mắc cài tự đóng ( Damon, Speed): 28 – 35 triệu.

Niềng răng mắc cài tự đóng sứ: 38 – 42 triệu.

Niềng răng không mắc cài Invisalig: 80 triệu.

Niềng răng mặt trong: 80 triệu.

Thời gian niềng răng hô

Thời gian niềng răng hô trung bình là từ 18- 30 tháng (1,5 – 2,5 năm). Thường sau khoảng thời gian niềng răng này bạn sẽ có một hàm răng đều và đẹp.

Phần lớn bệnh nhân mang niềng răng từ 18 đến 30 tháng, sau đó thì mang một cái hàm giữ răng trong vòng ít nhất là từ 6 tháng đến cao nhất là 2 năm nhằm cho các mô thịt chân răng kết cứng theo vị trí thích hợp.Tùy theo kế hoạch điều trị của bạn. Nếu vấn đề về các kẽ răng hoặc khớp cắn càng phức tạp, và tuổi càng cao, thì thường thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với các trường hợp khác.

Tuy nhiên, thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn hơn nếu như bạn tuyệt đối làm theo những hướng dẫn của nha sĩ , đến thời gian hẹn đúng theo lịch trình.
 

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Tư vấn: Cấy ghép implant có đau không?

Tư vấn: Cấy ghép implant có đau không?

Như chúng ta đã biết thì Implant nha khoa là những trụ kim loại hoặc khung kim loại được đặt vào xương hàm phía dưới nướu bằng phẫu thuật. Sau khi đặt vào vị trí, nha sĩ sẽ lắp phần răng giả lên trụ implant đó. Mới nghe đến đây thôi nhiều người sẽ nghĩ rằng cắm ghép răng implant rất đau đớn và từ đó gây ra cảm giác lo lắng. Vậy thực tế là gì?

Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân từng cấy ghép implant thì ít bệnh nhân cảm thấy đau đớn ngay cả với người đặt nhiều implant. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ đặt implant và bạn cảm thấy quá trình điều trị diễn ra thật nhẹ nhàng.

Cấy ghép implant mất bao lâu?

Quy trình cắm ghép răng implant chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thực hiện phẫu thuật để cấy ghép implant, giai đoạn 2 là chờ cho implant tích hợp vào xương hàm và phục hình (làm răng sứ).

cấy ghép implant
Cấy ghép Implant

Thời gian cấy ghép 1 implant chỉ mất 20-30 phút

- Giai đoạn 1: Các bác sĩ sẽ cấy ghép implant cho bệnh nhân. Thời gian trung bình để cấy ghép 1 implant mất từ 20-30 phút, cấy ghép từ 4-6 implant từ 1h30-2h.

- Giai đoạn 2: Sau khi cấy ghép, cần thời gian từ 3-6 tháng để cơ thể dung nạp implant. Xương sẽ tạo thành dần dần xung quanh trụ implant giúp implant gắn chặt và ổn định trong xương hàm. Sau khi implant đã tích hợp vào xương, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ trên implant cho bệnh nhân. Thời gian phục hình khoảng từ 3-5 ngày điều trị. Sau đó, bạn sẽ có hàm răng thật hoàn hảo.

Đôi khi, bạn có thể làm răng sứ trên implant sau 7-10 ngày nếu có các điều kiện: Răng làm implant là răng ít chịu lực như răng cửa hàm trên, răng cửa hàm dưới, răng cối nhỏ; khớp cắn không quá phức tạp; xương hàm đủ độ dày và chiều sâu; bác sĩ có trình độ chuyên sâu, tay nghề tốt về cấy ghép implant và phục hình răng sức trên implant.

Bệnh nhân cấy ghép răng implant có thể cảm thấy hơi khó chịu vì bác sĩ sẽ cắt nướu răng, khoan vào xương hàm và chèn trụ titan vào. Quá trình này phải được thực hiện cẩn thận bởi nha sĩ có tay nghề và kinh nghiệm để tránh các biến chứng, đau đớn cho bệnh nhân.

Implant
Implant

Hầu hết bệnh nhân không thấy đau đớn khi cấy ghép implant

Mức độ đau tùy thuộc vào số lượng implant cắm ghép, vị trí cắm và khả năng chịu đau của mỗi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí đặt implant hoặc xung quanh nướu răng, hàm của bệnh nhân, bạn sẽ không đau sau khi cắm implant.

Trong trường hợp bạn phải ghép xương hoặc nâng xoang trước khi tiến hành đặt implant thì bạn sẽ thấy đau hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật, một số ít cảm thấy khó chịu sau phẫu thuật thường là do biến chứng hoặc cấy ghép không thành công.

Phương pháp giảm đau nhức sau cấy ghép?

- Ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên dùng một túi nước đá chườm vào vùng môi, má bị sưng tương ứng với vị trí cấy ghép implant. Ngày hôm sau, bạn hãy đắp khăn ấm để giảm sưng và tan máu tụ.
implant nha khoa
Implant nha khoa

Sau phẫu thuật implant,, bạn nên bảo vệ và chăm sóc tốt răng miệng

- Bạn hãy tránh thức ăn cứng, nóng, quá dai hay quá dẻo, uống nước nóng mà nên ăn thức ăn mềm, nhai nhẹ nhàng, uống nước nguội để không gây kích ứng lên răng cấy ghép. Đồng thời, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch giúp răng implant luôn chắc khỏe.

- Dành thời gian nghỉ ngơi khoảng 1 ngày để cơ thể bắt đầu quá trình chữa bệnh. Nếu bạn phải làm nhiều thủ thuật như nhổ răng đồng thời phải cấy ghép nhiều implant, ghép xương hay nâng xoang thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Nếu chỗ cấy ghép implant bị sưng, chảy máu nhiều, nhiễm trùng thì hãy liên hệ ngay lập tức với bác sĩ để tránh những vấn đề nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí cấy ghép, xung quanh nướu và khắc phục tình trạng này.

Tư vấn: Cấy ghép implant có đau không?


Như chúng ta đã biết thì Implant nha khoa là những trụ kim loại hoặc khung kim loại được đặt vào xương hàm phía dưới nướu bằng phẫu thuật. Sau khi đặt vào vị trí, nha sĩ sẽ lắp phần răng giả lên trụ implant đó. Mới nghe đến đây thôi nhiều người sẽ nghĩ rằng cắm ghép răng implant rất đau đớn và từ đó gây ra cảm giác lo lắng. Vậy thực tế là gì?

Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân từng cấy ghép implant thì ít bệnh nhân cảm thấy đau đớn ngay cả với người đặt nhiều implant. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ đặt implant và bạn cảm thấy quá trình điều trị diễn ra thật nhẹ nhàng.

Cấy ghép implant mất bao lâu?

Quy trình cắm ghép răng implant chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thực hiện phẫu thuật để cấy ghép implant, giai đoạn 2 là chờ cho implant tích hợp vào xương hàm và phục hình (làm răng sứ).

cấy ghép implant
Cấy ghép Implant


Thời gian cấy ghép 1 implant chỉ mất 20-30 phút

- Giai đoạn 1: Các bác sĩ sẽ cấy ghép implant cho bệnh nhân. Thời gian trung bình để cấy ghép 1 implant mất từ 20-30 phút, cấy ghép từ 4-6 implant từ 1h30-2h.

- Giai đoạn 2: Sau khi cấy ghép, cần thời gian từ 3-6 tháng để cơ thể dung nạp implant. Xương sẽ tạo thành dần dần xung quanh trụ implant giúp implant gắn chặt và ổn định trong xương hàm. Sau khi implant đã tích hợp vào xương, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ trên implant cho bệnh nhân. Thời gian phục hình khoảng từ 3-5 ngày điều trị. Sau đó, bạn sẽ có hàm răng thật hoàn hảo.

Đôi khi, bạn có thể làm răng sứ trên implant sau 7-10 ngày nếu có các điều kiện: Răng làm implant là răng ít chịu lực như răng cửa hàm trên, răng cửa hàm dưới, răng cối nhỏ; khớp cắn không quá phức tạp; xương hàm đủ độ dày và chiều sâu; bác sĩ có trình độ chuyên sâu, tay nghề tốt về cấy ghép implant và phục hình răng sức trên implant.
Bệnh nhân cấy ghép răng implant có thể cảm thấy hơi khó chịu vì bác sĩ sẽ cắt nướu răng, khoan vào xương hàm và chèn trụ titan vào. Quá trình này phải được thực hiện cẩn thận bởi nha sĩ có tay nghề và kinh nghiệm để tránh các biến chứng, đau đớn cho bệnh nhân.

Implant
Implant

Hầu hết bệnh nhân không thấy đau đớn khi cấy ghép implant

Mức độ đau tùy thuộc vào số lượng implant cắm ghép, vị trí cắm và khả năng chịu đau của mỗi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí đặt implant hoặc xung quanh nướu răng, hàm của bệnh nhân, bạn sẽ không đau sau khi cắm implant.

Trong trường hợp bạn phải ghép xương hoặc nâng xoang trước khi tiến hành đặt implant thì bạn sẽ thấy đau hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật, một số ít cảm thấy khó chịu sau phẫu thuật thường là do biến chứng hoặc cấy ghép không thành công.

Phương pháp giảm đau nhức sau cấy ghép?

- Ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên dùng một túi nước đá chườm vào vùng môi, má bị sưng tương ứng với vị trí cấy ghép implant. Ngày hôm sau, bạn hãy đắp khăn ấm để giảm sưng và tan máu tụ.

implant nha khoa

Sau phẫu thuật implant,, bạn nên bảo vệ và chăm sóc tốt răng miệng

- Bạn hãy tránh thức ăn cứng, nóng, quá dai hay quá dẻo, uống nước nóng mà nên ăn thức ăn mềm, nhai nhẹ nhàng, uống nước nguội để không gây kích ứng lên răng cấy ghép. Đồng thời, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch giúp răng implant luôn chắc khỏe.

- Dành thời gian nghỉ ngơi khoảng 1 ngày để cơ thể bắt đầu quá trình chữa bệnh. Nếu bạn phải làm nhiều thủ thuật như nhổ răng đồng thời phải cấy ghép nhiều implant, ghép xương hay nâng xoang thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Nếu chỗ cấy ghép implant bị sưng, chảy máu nhiều, nhiễm trùng thì hãy liên hệ ngay lập tức với bác sĩ để tránh những vấn đề nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí cấy ghép, xung quanh nướu và khắc phục tình trạng này.
- See more at: http://nhakhoaphuong.com/kien-thuc-nha-khoa/tu-van-cay-ghep-implant-co-dau-khong--n8-144#sthash.KjL6hXjF.dpuf

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Implant là gì?

Implant là gì?

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ngay từ những nền văn minh xa xưa nhất của nhân loại cũng đã nhận biết được những lợi ích của việc thay thế răng đã mất. Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy những sọ người cổ trong đó có những răng được thay thế bởi các vật liệu như sắt đúc và các mảnh vỏ sò được điêu khắc. Cho dù là những phương pháp và vật liệu sơ khai, một số những Implant ban đầu này đã có sự tiếp hợp với xương thật sự. Sự tiếp hợp này được gọi là sự tiếp hợp xương và cần thiết để việc cấy ghép Implant thành công.
Nếu như bạn chưa biết thì Implant được coi là thành tựu khoa học tuyệt vời nhất trong lịch sử nha khoa thế giới khi giúp phục hồi lại răng đã mất. Vậy Implant là gì? Cấy ghép Implant là gì?

implant
Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là gì?

1. Cấu tạo của răng cấy ghép

Implant khắc phục những nhược điểm vốn có của các loại phục hình cổ điển như hàm giả hay cầu răng.
Implant là một trụ nhỏ bằng titanium và được đặt vào giữa xương hàm.Trụ titanium kết hợp vững chắc vào xương, đóng vai trò như một chân răng.
Phần kết nối giữa mão răng sứ như răng thật bên trên là abutment.
Răng cấy ghép hoàn toàn phù hợp với sinh lý tự nhiên, không gây hại đến cơ thể bạn.
Tỉ lệ thành công của Cấy Ghép Răng rất cao có thể đến 99% và với những tính ưu việt của nó ngày nay dần dần người ta chọn cấy ghép răng thay vì làm cầu răng hay những hàm giả tháo lắp thông thường.
Với hàm giả tháo lắp: Thường gây vướng víu trong miệng, chức năng ăn nhai không cao, giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, trở ngại cho việc phát âm, các móc có thể làm hư các răng thật, xương sóng hàm tiêu dần khiến hàm giả lỏng lẻo và sau một thời gian phải chỉnh sửa hoặc làm lại.

cấy ghép Implant
Phương pháp cấy ghép Implant

 2. Nhược điểm của cấy ghép implant

Các nhược điểm của các kỹ thuật làm răng giả thông thường
- Với hàm giả tháo lắp: Thường gây vướng víu trong miệng, chức năng ăn nhai không cao, giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, trở ngại cho việc phát âm, các móc có thể làm hư các răng thật, xương sóng hàm tiêu dần khiến hàm giả lỏng lẻo và sau một thời gian mang phải chỉnh sửa hoặc làm lại.
- Với cầu răng: Cầu cho chức năng ăn nhai gần như là răng thật nhưng phải mài các răng thật kế cận nhỏ bớt để bọc mão làm trụ cầu. Xương hàm nơi mất răng cũng tiêu dần, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

3. Ưu điểm của cấy ghép implant

Cấy ghép răng implant giúp khắc phục được các nhược điểm của hàm giả tháo lắp và cầu răng:
-Cho chức năng ăn nhai tốt.
- Không làm tổn hại các răng thật khác.
- Ngăn chặn tình trạng tiêu xương, giữ cho xương hàm không bị tiêu đi và gương mặt sẽ không bị biến dạng.
- Cảm giác thoải mái tự tin như chính răng thật của bạn.
- Cấy ghép răng không làm bạn khó chịu như nhiều điều trị nha khoa khác. Cấy ghép răng nhẹ nhàng hơn nhổ một cái răng hay mài răng để làm cầu răng.
- Răng cấy ghép có thể tồn tại suốt đời bạn.


Tin liên quan:  Bọc răng sứ có đau không - Tìm hiểu bọc răng sứ
                     Những điều nên biết về chỉnh nha
                     Hệ số nhai - sức nhai

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Bọc răng sứ có đau không - Răng sứ là gì?

Bọc răng sứ có đau không - Răng sứ là gì?

Bọc răng sứ có đau không? Bọc răng sứ hoàn toàn không đau như bạn nghĩ. Răng sứ đúng tiêu chuẩn sẽ không bị đổi màu và không thể tẩy trắng như răng tự nhiên.

boc rang su co dau khong
Bọc răng sứ

Răng sứ là một dạng phục hồi răng giúp tái tạo vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng, mang đến nụ cười tự tin, quyến rũ cho mọi người. Với những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, răng sứ với nhiều "phiên bản" khác nhau sẽ giúp các bạn có sự lựa chọn hợp lý cho từng nhu cầu riêng biệt của bản thân. Tuy nhiên, liệu làm răng sứ có đau không vẫn còn tùy thuộc vào tay nghề vào kỹ thuật của nha sỹ, cũng như các thiết bị máy móc khác nhau.

Bọc răng sứ có đau không?

Đặt câu hỏi bọc răng sứ có đau không đến các nha sỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, được biết, nói hoàn toàn không đau là không đúng. Bởi trước khi bọc sứ vào răng, các nha sỹ phải mài đi hết lớp men răng vốn có, quy trình này được tiêm một liều thuốc tê nhằm giảm bớt cảm giác ê buốt cho khách hàng. Thao tác bọc sứ cho rằng chỉ định thường không mất quá nhiều thời gian, nhưng quan trọng các bước chuẩn bị cần phải thực hiện kỹ lưỡng để quá trình bọc sứ sẽ được đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bọc răng sứ có đau không nhỉ?

Một tác nhân khác ảnh hưởng đến việc bọc răng sứ có đau không phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, máy móc của trung tâm nha khoa. Cảm giác đau buốt trong quá trình thực hiện có thể đến từ một số nguyên nhân sau: nha sỹ chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật mài răng dẫn đến mài nhiều lần, gây ảnh hưởng đến tủy răng; thao tác phục hình giữ răng sứ và răng thật không tốt, gây cảm giác cộm, khó chịu khi va chạm giữa các răng với nhau; tủy răng không được điều trị triệt để khiến bạn thỉnh thoảng cảm thấy đau nhức nơi vùng răng được bọc sứ…

boc rang su
Bọc răng sứ hoàn toàn không đau như bạn nghĩ

Bọc răng sứ có đau không vậy?

Không thể phủ nhận việc bọc răng sứ mang đến rất nhiều ưu điểm cho bạn sau khi thực hiện, tuy nhiên, để có được hàm răng hoàn hảo, tự nhiên là điều không hề đơn giản. Hiện các trung tâm nha khoa đã có nhiều cải tiến tích cực về phương pháp kỹ thuật, thiết bị lẫn trình độ chuyên môn của đội ngũ nha sỹ, tất cả không nằm ngoài mục đích mang đến nụ cười sáng chắc mà còn tránh đi tình trạng lo ngại "làm răng sứ có đau không?" của phần lớn khách hàng hiện nay.

Từ khóa liên quan: bọc răng sứ có đau không, boc rang su co dau khong

Nguồn nhakhoaphuong.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa