Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Cách chữa sâu răng: Mẹo chữa đau răng

Cách chữa sâu răng - Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.

Cách chữa sâu răng: Mẹo chữa đau răng


Nước đá

Cách chữa sâu răng - Đây là cách thức rất dễ dàng nhưng không mấy ai để ý mỗi khi có hiện tượng đau răng. Bạn hãy lấy khăn sạch dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó. Bạn bọc đá lại, hơi đá bắt đầu tỏa ra và bạn bắt đầu xoa vào chỗ đau. Chỉ một chút thôi là bạn sẽ cảm thấy khu vực răng đang bị đau có phần hơi tê vì cảm giác lạnh. Sau đó cảm giác đau nhức dần dần giảm. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn nên đi khám bác sĩ.

Chườm nóng

Cách chữa sâu răng - Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.

Chanh

Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.

Muối

Cách chữa sâu răng - Muối là gia vị rất hữu dụng trong trường hợp này. Bạn hãy cho nước ấm vào một cái ly và thêm vào đó 2 thìa muối và khuấy đều lên. Lúc này, nước muối có vị mặn nhất định và do muối có khả năng sát khuẩn nên khi bạn sử dụng nước muối để ngậm và xúc miệng thì các triệu chứng đau và nhức răng sẽ giảm đi. Bạn nên ngậm và xúc nước muối khoảng 30 giây, sau đó thì nhổ đi và lặp lại liên tục như vậy.

Gừng

Cách chữa sâu răng - Gừng có khả năng sát khuẩn, cũng làm giảm đi những triệu chứng viêm nhiễm, chữa trị cho các vết thương nhỏ, hoặc những vết đang sưng tấy. Vì vậy, gừng cũng có tác dụng khi chúng ta đang bị sâu răng. Đầu tiên bạn thái gừng thành những lá mỏng, sau đó cho lát gừng vào vị trí răng mà chúng ta đang bị đau, cắn thật chặt lại cho nước chảy và ngấm vào chỗ bị đau sẽ giúp cho chúng ta giảm đau nhức và giảm sưng.

Tỏi

Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn. Bóc vỏ tỏi tươi rồi đập dập và cho thêm vào ít muối và trộn đều. Sau khi trộn đều phần muối ngấm vào tép tỏi và bạn dùng tép tỏi ngậm vào vị trí mà răng đang đau cũng sẽ làm giảm đi cảm giác khó chịu. Với tỏi trộn đều với muối bạn có thể dùng thêm ít nước dầm cho nước ở tép tỏi tiết ra nhiều hơn. Dùng bông gạc thấm nước tỏi, muối và chấm vào những chỗ răng đau, bạn có thể làm liên tục như vậy. Hoặc bạn có thể dùng những tép tỏi vào giữa những chỗ răng đang bị đau và cắn thật chặt lại để cho nước ép tỏi tứa ra và thấm đều vào những chỗ răng đau, giảm được tình trạng viêm sưng.

Hành tây

Cách chữa sâu răng - Nếu bạn nào chịu đựng được mùi vị của hành tây, thì có thể ép lấy phần nước ngậm vào chỗ đau hoặc thái lát mỏng và ngậm vào trong chỗ đau.

Những phương pháp đơn giản trên, bạn có thể tạm thời giảm được các cơn đau răng. Tuy nhiên, nếu có thời gian tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và phát hiện được nguyên nhân gì khiến cho răng của bạn bị đau, nhức... và có cách chữa trị hiệu quả.

Tag: cach chua sau rang , lay cao rang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Lấy cao răng có đau không và hội chứng ê buốt

Lấy cao răng có đau không? Tại sao phải lấy cao răng? Có nhiều lý do để phải lấy cao răng. Hãy cùng Nha khoa Phương giải đáp thắc mắc này nhé!

Lấy cao răng có đau không và hội chứng ê buốt

Câu hỏi: Đã 2 tháng rồi kể từ khi em lấy cao răng, nhưng không hiểu sao răng em vẫn luôn bị ê buốt khi ăn. Lúc đầu, tình trạng này chỉ xảy ra khi em ăn đồ quá nóng hoặc uống nước đá, nhưng dần dần nó càng xuất hiện nhiều hơn, thậm chí khi nhai em kẹo cao su hay súc miệng nước muối cũng bị. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (dinh_do...@yahoo.com).


Lấy cao răng có đau không

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải hội chứng răng nhạy cảm (hay còn gọi là ê buốt răng).

Đây là hiện tượng răng bị ê buốt khi ăn, uống các loại thực phẩm có vị chua, ngọt, hoặc đồ ăn ở trạng thái quá nóng, quá lạnh.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hội chứng này chính là việc ngà răng bị lộ.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây lộ ngà răng như:

Vỡ và rạn nứt răng do chấn thương.

Mòn răng do nghiến răng, ăn thực phẩm cứng, chứa axit trong thời gian dài hoặc bị sâu răng, mất răng từng phần mà không làm phục hình...

Sử dụng nước súc miệng hằng ngày nhiều lần trong thời gian dài vì trong nước súc miệng có chứa axit.

Chải răng không đúng cách dẫn đến tụt lợi và xuất hiện tổn thương mất men tại cổ răng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường bị tổn thương trên nhiều răng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau ở cả hai hàm.
Khi điều trị, việc đầu tiên là phải hạn chế các yếu tố nguy cơ, sau đó tùy vào tình trạng răng miệng và độ nhạy cảm ngà răng để đưa ra phương pháp cụ thể cho từng trường hợp.

Quan trọng nhất là bệnh nhân cần được hướng dẫn chải răng đúng cách. Cụ thể:

- Không chải răng quá mạnh và đưa ngang bàn chải mà phải chải nhẹ nhàng lên xuống.

- Nên dùng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.

- Răng nhạy cảm cần được tăng cường chất lượng yếu tố bảo vệ (men răng, ngà răng) thông qua sử dụng kem đánh răng chuyên dụng, thuốc bôi hoặc nước súc miệng tại chỗ có chứa các thành phần hóa học như hydroxyapatite, fluoride, potassium nitrate...

Đồng thời, người bệnh phải hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích thích tủy răng, dùng máng ngậm trong trường hợp nghiến răng, hàn các răng sâu...

Đối với những người bị mòn răng, tùy vào vị trí và mức độ sẽ được tiến hành phục hồi mô men răng đã mất bằng các vật liệu thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương đã quá nặng, dẫn đến tụt lợi, răng bị mất tổ chức quá nhiều thì cần ghép tổ chức bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng.

Đôi khi, nếu không còn cách nào tốt hơn để ngăn chặn sự nhạy cảm tủy thì việc tiến hành điều trị tủy là cần thiết. Lúc đó, tủy răng sẽ được lấy bỏ và thay thế bởi các vật liệu nha khoa, bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất cảm giác ê buốt.

Vì vậy, bác sĩ khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho tình trạng của mình.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Chú ý: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe răng miệng hãy gửi câu hỏi hoặc gọi điện thoại cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Tag: lay cao rang

Từ khóa liên quan: lay cao rang, lấy cao răng

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com


Lấy cao răng - Chế ngự mảng bám

Chế ngự Mảng Bám Răng và Vôi Răng

Bệnh nhân thường lẫn lộn giữa mảng bám và lấy cao răng và không hiểu về mối liên hệ của chúng

Lấy cao răng - Mảng bám răng là một màng đọng vi khuẩn dính, không màu liên tục đóng vào bề mặt răng. Nước bọt, thức ăn, và dịch kết hợp với nhau tạo ra những màng đọng này và chúng tập trung trên răng và tại nơi tiếp giáp răng và lợi.

Lấy cao răng - Chế ngự mảng bám

Sự tích tụ của mảng bám có thể giữ lại các chất bẩn trên răng, và nó cũng là yếu tố hàng đầu gây bệnh nha chu. Chống lại mảng bám răng cần được làm thường xuyên và lâu dài để giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng.

Mảng bám răng bắt đầu tích tụ trên răng 4 đến 12 giờ sau khi đánh răng, do vậy, việc đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và xỉa răng hàng ngày là hết sức quan trọng.

Lấy cao răng, cũng được gọi là vôi răng, là một chất lắng đọng cứng chắc, có thể giữ lại các chất bẩn trên răng và gây đổi màu răng. Chúng bám rất chắc và chỉ có thể được loại bỏ bởi chuyên gia nha khoa. Cao răng hình thành có thể gây khó khăn hơn khi muốn loại bỏ mảng bám mới và vi khuẩn.


Việc đóng mảng bám và cao răng ở mỗi người là khác nhau. Đối với nhiều người khi càng già đi thì quá trình đóng mảng bám và cao răng càng diễn ra nhanh hơn.

Các hình ảnh dưới đây cho thấy các mức độ hình thành khác nhau của cao răng (hay vôi răng).

Có rất nhiều giai đoạn và dạng của bệnh nha chu, bao gồm:

  • Sự hình thành vôi răng
  • Mãng bám, mang bam
  • Sự ngăn chặn vôi răng

TÌM HIỂU VỀ VÔI RĂNG

Lấy cao răng - Canxi và Photphat kết hợp và hình thành các tinh thể trên răng. Cuối cùng những tinh thể Photphatcanxi này trở nên cứng chắc bên trong mảng bám răng, hình thành nên vôi. Một số loại chất hóa học được gọi là Pyrophosphate giúp làm giảm sự tích tụ vôi bằng cách làm ngừng phát triển các tinh thể trên bề mặt răng và ngăn ngừa sự hình thành những tinh thể mới.

BẠN CÓ THỂ GIÚP NGĂN NGỪA SỰ TÍCH TỤ CAO RĂNG BẰNG CÁCH:

Hãy đến nha sĩ để được làm sạch răng 6 tháng một lần, hay thường xuyên hơn theo đề nghị của nha sĩ hay chuyên viên vệ sinh răng miệng của bạ

Đánh răng với kem có chứa Pyrophosphate, chẳng hạn như Crest® Tartar Protection, chúng bám chặt vào bề mặt răng và ức chế sự hình thành hay phát triển của các tinh thể vôi răng

Lấy cao răng - Việc đánh răng bằng kem đánh răng Crest® Pro-Health hoặc Crest® 3D White Advanced Vivid có chứa Sodium Hexametaphosphate, một loại Pyrophosphate được chế tạo đặc biệt không chỉ ức chế vôi, mà còn làm mất hay phá vỡ sự gắn kết bền vững của các chất bẩn ngoại lai, sẽ giúp giữ răng luôn trắng khỏe và tạo nên hàng rào bảo vệ vô cùng bền vững để ngăn ngừa sự tích tụ các vết ố về sau.

Tag: lay cao rang

Từ khóa liên quan: lay cao rang, lấy cao răng, 

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Có nên lấy cao răng hay không?

Lấy cao răng tạo các mảng bám cho răng, lấy cao răng định kỳ sẽ ngăn ngừa các vấn đề về viêm lợi, răng miệng, lấy cao răng tại Nha Khoa Liên Thanh.
Nhiều người cho rằng lấy cao răng sẽ làm cho răng bị yếu, dễ bị lung lay. Quan niệm này có đúng không?
- Thưa bác sĩ, cao răng do cái gì tạo nên?

- Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu.

- Sự hình thành cao răng diễn ra như thế nào? 


- Sau khi chải răng sạch 2 giờ, có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng gọi là màng sinh học. Sau đó, các vi khuẩn đến bám vào màng này và sau một tuần màng vi khuẩn này được hình thành đầy đủ và dày hơn. Lúc này, màng vi khuẩn thay đổi về độ pH và tạo điều kiện cho các mảnh vụn thức ăn, các mảnh khoáng trong môi trường miệng đến hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là cao răng.

- Tại sao phải lấy cao răng? 

- Có nhiều lý do để phải lấy cao răng. Thứ nhất, độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra viêm. Từ phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ.

Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu. Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.

Thứ ba, tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.

Cuối cùng, vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.

- Có thể ngăn ngừa được hình thành của cao răng không, thưa bác sĩ?

- Khởi phát của cao răng là màng vi khuẩn và màng sinh học. Vì vậy, để ngăn ngừa cao răng phải kiểm soát được màng vi khuẩn, giữ cho răng luôn được sạch sẽ.

Cụ thể là luôn đánh răng sạch sau khi ăn, kiểm tra răng miệng định kỳ 1-3 tháng/lần để giải quyết những vấn đề vệ sinh mà bản thân cá nhân không thể tự làm sạch được như: Làm sạch ở kẽ răng, ở mặt xa các răng hàm, ở những vùng răng giả. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả rồi.

- Bác sĩ có thể cho biết rõ hơn những bệnh mà cao răng có thể gây ra là gì? 

- Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.

- Hiện nay có nhiều phương pháp lấy cao răng : lấy bằng máy thổi cát, bằng sóng siêu âm… Theo bác sĩ, phương pháp nào an tòan nhất?

- Tất cả các phương pháp lấy cao răng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Máy thổi cát làm sạch cao răng hơn máy siêu âm thông thường nhưng lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình làm sạch.

Vì vậy, sau khi lấy cao răng bằng máy thổi cát, răng dễ bị nhiễm màu và tạo điều kiện cho màng sinh học hình thành nhanh hơn vì răng đã bị mất độ trơn bóng bình thường. Với những bệnh nhân nhiều cao răng thì vẫn phải sử dụng máy siêu âm lấy cao răng để loại bỏ hết những mảng cao răng lớn vì máy thổi cát chỉ có thể làm sạch những vết ố màu trên bề mặt chứ không làm rời mảng cao răng ra được.

- Nhiều người sợ lấy cao răng sẽ bị nhiễm các bệnh “xã hội” vì lấy cao răng có thể gây chảy máu. Làm thế nào để việc lấy cao răng được an toàn?

- Để lấy cao răng được an toàn, tất cả các dụng cụ và thiết bị phải được tiệt trùng. Có thể sử dụng khay khám sử dụng một lần hoặc các dụng cụ được ngâm với dung dịch sát khuẩn và được hấp ẩm ở 125oC trong vòng 30 phút. Cũng có thể sử dụng đầu lấy cao răng riêng trong trường hợp sử dụng máy siêu âm.

Máy thổi cát có thể hạn chế được lây nhiễm chéo tuy nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn máy siêu âm vì máy thổi cát không thể lấy được mảng cao răng, đặc biệt là cao răng dưới nướu. Vì vậy, tốt nhất là phải giữ răng luôn sạch sẽ để hạn chế về tổn thương cũng như các thao tác kỹ thuật phải can thiệp khi lấy cao răng.

- Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc được quảng cáo là sản phẩm đặc trị cao răng. Theo như quảng cáo thì chỉ cần dùng thuốc này là sạch cao răng mà không cần đến cơ sở y tế. Thực tế, chỉ dùng thuốc có làm sạch được cao răng?

- Màng sinh học và màng vi khuẩn không thể dễ dàng lấy đi được bằng cách súc miệng và chải răng không đúng cách. Trên thực tế, cho dù bạn phải chải răng kỹ đến đâu thì cũng không thể làm sạch được những vùng răng đặc biệt như mặt xa các răng phía trong, kẽ răng.

Và màng sinh học bắt đầu hình thành từ chính những nơi này. Tất cả các sản phẩm răng miệng ra đời đều chỉ nhằm hạn chế sự hình thành chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn màng sinh học. Vì vậy, khám răng định kỳ và làm sạch răng không thể bỏ qua

Tag: lay cao rang

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Niềng răng có đau không - Niềng răng mặt trong

Niềng răng có đau không - Niềng răng mặt trong là việc các mắc cài dùng để chỉnh răng được dán ở mặt trong răng thay vì dán ở mặt ngoài. Điều này giúp việc chỉnh hình răng có thể được thực hiện mà không gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Niềng răng có đau không - Niềng răng mặt trong


Niềng răng có đau không - Niềng răng mặt trong

Ngày nay, bên cạnh những phương pháp điều trị chỉnh nha truyền thống như sử dụng mắc cài bằng Inox gây ra việc mặc cảm cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp xã hội cũng như công việc kinh doanh. Nha khoa Úc Châu đã áp dụng các kỹ thuật thẩm mỹ như niềng răng mặt trong, Invisalign, ClearAligner trong việc niềng răng.

Đầu tiên là việc sử dụng mắc cài nhựa hoặc mắc cài sứ có màu trắng khá thẩm mỹ để thay thế cho màu kim loại của Inox,hay niềng răng không mắc cài Invisalign tuy nhiên đỉnh cao của việc đem lại thẩm mỹ cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng là sự sáng tạo ra mắc cài dán mặt trong răng. BS Takemoto, chủ tịch hội chỉnh nha mặt trong thế giới, người đã có nhiều bằng sáng chế trong việc chế tạo ra mắc cài mặt trong, đã nghiên cứu ra loại mắc cài mặt trong giúp giảm thời gian điều trị. BS Takemoto hiện nay là giáo sư thỉnh giảng về chỉnh nha của nhiều đại học danh tiếng trên thế giới, ông đã đi nhiều quốc gia để chuyển giao kỹ thuật chỉnh nha sử dụng loại mắc cài mặt trong mới này.

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc tiếp cận với các các kiến thức và quan điểm mới là rất quan trọng để hòa nhập với thế giới. Những người đẹp Việt Nam như hoa hậu, người mẫu.. là những đại sứ sắc đẹp giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam thân thiện và tươi đẹp đến cho toàn thể thế giới, tuy nhiên do những hiểu biết hạn chế trước đây, việc chăm sóc để có hàm răng đều, đẹp và nụ cười quyến rũ đã không được chú trọng, do đó đã làm giảm bớt cơ hội để những người đẹp Việt Nam bước lên những bậc cao nhất của các cuộc thi sắc đẹp. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, những người có nụ cười tự tin, đẹp và thân thiện thường có cơ hội thành công cao.

Tags: nieng rang co dau khong, niềng răng có đau không

Từ khóa liên quan: nieng rang co dau khong, niềng răng có đau không, nieng rang, niềng răng

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Niềng răng có đau không - Nhập viện vì đeo niềng răng

Niềng răng có đau không - Nhập viện vì đeo niềng răng - Sau hai tuần đeo niềng răng, bệnh nhân thấy răng có dấu hiệu nhô ra, nghiêng vẹo hơn trước kèm theo đau khớp hàm và đau đầu.

Hiện nay, trào lưu đeo niềng, dùng dụng cụ điều chỉnh răng nhô lệch, khấp khểnh (gọi chung là điều chỉnh nha) đang gia tăng cao ở trẻ em và thanh niên ở nước ta, bởi chúng vừa cải thiện thẩm mỹ cho khuôn mặt, vừa cải thiện việc ăn nhai, nâng cao sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, có không ít người được điều chỉnh nha không đúng, gây hại răng và nguy hiểm tới các bộ phận khác trong cơ thể.


Nhập viện vì "làm đẹp" răng

Niềng răng có đau không - Gần đây, Khoa Răng hàm mặt liên tục nhận nhiều ca tai biến do điều chỉnh nha không đúng. Có trường hợp bệnh nhân đi điều chỉnh nha do răng bị khấp khểnh. Nhưng sau 2 tuần đeo dụng cụ, bệnh nhân thấy răng bị có dấu hiệu nhô ra, nghiêng vẹo hơn trước, kèm theo đau khớp hàm và đau đầu. Đây chính là dạng tai biến nhẹ và được phát hiện khá kịp thời do chỉnh nha không đúng.


Mỗi người có một cấu tạo hàm răng khác nhau, nên sử dụng niềng răng cũng phải hết sức cẩn thận, tránh những tai biến không đáng có.

Niềng răng có đau không?

Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân chỉ đi khám và phát hiện tai biến do điều trị sai, khi đã kết thúc quá trình điều trị, bỏ dụng cụ điều chỉnh tới hàng năm trời. Khi đến khám, hai hàm răng của bệnh nhân đã bị xô lệch toàn bộ, răng hàm trên không chạm vào răng hàm dưới, khiến bệnh nhân không thể nhai kỹ thức ăn, dẫn đến đau dạ dày, hệ tiêu hoá rối loạn.

Thậm chí, có cả trường hợp do răng bị nhô ra quá lâu, đã gây chết tuỷ, tiêu xương, khiến răng lung lay và đặc biệt gây mất thẩm mỹ. Nhiều bệnh nhân bị đau hàm, đau đầu và đau cổ mạn tính, nhưng lại nhầm tưởng nguyên nhân do bệnh cơ thể khác, chứ không phải xuất phát từ hàm răng.

Trẻ em và người lớn có hàm răng bị khấp khểnh, vẩu, móm… cần được điều chỉnh nha, ngoài lý do nâng cao thẩm mỹ, còn tránh được nguy cơ viêm lợi, sâu răng, mất răng, chấn thương răng, xương hàm cong vẹo, ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn máu và phát âm do răng rất khó làm sạch, khớp cắn không khít. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng thì chính việc điều chỉnh nha sẽ dẫn đến những tai biến nguy hiểm hơn.

Gia tăng dịch vụ điều chỉnh nha, chất lượng không đồng đều

Theo ThS Hoàng Tuấn Anh, Bệnh viện Việt Nam Cu Ba, do trào lưu điều chỉnh nha ở nước ta đang tăng cao và phổ biến, nên rất nhiều phòng mạch chữa răng có dịch vụ này. Nhiều người cho rằng, điều chỉnh nha là việc đơn giản, chỉ cần cho bệnh nhân đeo khí cụ chỉnh nha là xong, nhưng thực tế, phương pháp điều trị này rất phức tạp và khó khăn.

Người bị điều chỉnh nha không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, lệch, múi răng không khớp nhau, dẫn đến đau khớp thái dương hàm, khó há miệng, ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình, gây đau đầu chóng mặt, đau cổ, vai, gáy. Trên thế giới, chỉnh nha là một chuyên ngành riêng, sau khi tốt nghiệp ngành nha khoa, bác sỹ phải học thêm 2 năm chuyên sâu về chỉnh nha mới được điều trị.

Mỗi người có một khuôn mặt, hàm răng và xương hàm riêng, không ai giống ai. Vì vậy, khi quyết định điều chỉnh nha, bác sỹ nha khoa không chỉ thăm khám hàm và răng, mà còn phải khám tổng thể khuôn mặt cho từng bệnh nhân. Cụ thể, ngoài khám kỹ khuôn mặt, hàm răng và xương hàm, bác sỹ còn phải quan sát các cử động nhai, cười, nói, cắn và cách nuốt của bệnh nhân.

Bệnh nhân còn cần được chụp X - quang, lấy dấu mẫu hàm, chụp ảnh khuôn mặt, đo kích thước xương sọ, xương mặt, xương hàm và răng ở trên phim X - quang.

Có trường hợp còn cần cắt mẫu răng và sắp xếp lại răng theo vị trí dự định điều chỉnh, để xem có thích hợp với khuôn mặt bệnh nhân hay không. Từ đó, bác sỹ sẽ thảo luận với bệnh nhân để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.


Niềng răng có đau không - Thời gian điều chỉnh nha có thể kéo dài vài tháng hoặc tới vài năm tùy theo lứa tuổi, loại sai khớp cắn, mức độ nặng nhẹ và khả năng hợp tác của bệnh nhân. Do đó, quá trình điều trị phải đảm bảo độ chính xác và phù hợp từ đầu đến khi kết thúc. Nếu điều chỉnh nha không đúng, bệnh nhân có thể gặp phải vô số tai biến đáng tiếc như mất chức năng nhai, răng bị hỏng do chết tủy, tiêu xương, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, thần kinh và sức khỏe chung.

Cả người lớn và trẻ em đều có thể được điều chỉnh nha. Nhưng thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc, tức là lứa tuổi 10-12. Ở giai đoạn này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng hay sắp xếp lại các răng.

Niềng răng có đau không - theo các chuyên gia, ngay khi trẻ được 7 tháng tuổi, cha mẹ đã nên cho trẻ đi khám răng hàm mặt, để phát hiện sớm những lệch lạc nếu có. Càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản và ít tốn kém. Trong suốt quá trình phát triển, trẻ cần được đi thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, bởi có nhiều can thiệp sẽ không thể thực hiện hoặc hạn chế hơn nhiều khi hàm và răng đã phát triển hết.

Đặc biệt, người điều chỉnh nha cần lưu ý lựa chọn cơ sở chuyên khoa đảm bảo, để tránh những rủi ro, tai biến đáng tiếc.


Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Mòn men răng và những ảnh hưởng đến răng của bạn.

Tóm tắt:

Nếu bạn cảm thấy răng mình ngày càng ê buốt nặng hơn và/hoặc bị đổi màu, thì có thể bạn đang bị mòn men răng. Hãy tìm hiểu xem bạn có bị nguy cơ hay không và cách để ngăn ngừa hậu quả bằng việc thay đổi thói quen ăn uống.

Mòn Men Răng — Ảnh Hưởng Đến Răng Của Bạn Như Thế Nào ?

Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn loại thức ăn, thức uống tốt và phù hợp, và cách bạn ăn cũng sẽ quan trọng cho răng của bạn. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều axít trong thức ăn và thức uống, nó có thể làm mòn men răng (là lớp ngoài cùng bao phủ răng) và làm lộ lớp ngà bên dưới men răng. Một nghiên cứu tại nhiều trung tâm đã báo cáo rằng mòn răng đang gia tăng cao ở Mỹ, nên việc ngăn ngừa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. (1)

Mòn men là gì ? 

Mòn men xảy ra khi lớp men bao phủ răng bị bào mòn hoặc mỏng đi do quá trình tác động của axít hóa học. Có 2 loại mòn men răng:

1. Mòn do yếu tố bên trong— do trào ngược axít dạ dày, có nguyên nhân do thuốc sử dụng hoặc các vấn đề tâm lý (ví dụ như trào ngược axít, biếng ăn, háu ăn …).

2. Mòn do yếu tố bên ngoài – những axít trong thực phẩm (ví dụ như lượng đường tiêu thụ, các loại soda kiêng, nước uống trái cây, nước uống có gas, …) góp phần làm tăng thêm axít trong môi trường miệng.

Những dấu hiệu của mòn men răng 

Khi men răng bị mòn, nhiều vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra:

  • Răng ngày càng mòn đi nhiều hơn
  • Răng bị đổi màu do lớp men đã mất, để lộ lớp ngà; xem phần ngà răng màu vàng trong hình bên dưới
  • Ê buốt răng do nhạy cảm ngà có thể xảy ra do men răng bị mòn đi ở những phần mặt răng gần lưỡi và gần môi, và ngà răng là lớp mềm hơn men răng nên dễ nhạy cảm hơn với các kích thích như chạm phải, không khí, lực nhai và tiếp xúc với axít

Bờ cắn của răng trước có thể nhìn trong suốt:


Nếu bạn thấy những thay đổi này trong miệng, hãy để hỏi nha sĩ của bạn và lên lịch hẹn để kiểm tra răng.

Bạn Có Thể Làm Gì Để Cải Thiện Răng Của Mình? 

Khi khám răng với nha sĩ xong, bạn có thể trao đổi về những bước tiếp theo nhằm giúp làm giảm tình trạng mòn răng trong miệng:

1) Theo thời gian, có phải bạn đã và đang chịu ảnh hưởng do mòn men răng?
2) Xác định mức độ ăn uống axít và cách tiêu thụ các axít đó.
3) Tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để được đánh giá về chế độ ăn kiêng và tư vấn cách giảm tiêu thụ axít.
4) Xác định xem bạn có bị trào ngược dịch dạ dày hay các hội chứng rối loạn ăn uống khác hay không.
5) Xác định răng nào của bạn cần được điều trị bằng các phục hồi thẩm mỹ và/hoặc các vật liệu dán.

Vấn đề mòn răng xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể liên quan đến ê buốt răng do quá nhạy cảm ngà. Nên hạn chế dùng những thức ăn, thức uống có axít vì chúng có thể gây mòn răng. Kem đánh răng giảm nhạy cảm ngà có thể dùng được vì những loại này ít gây mài mòn và giúp giảm ê buốt. Trám bít selant có thể được xem xét sử dụng hay các vật liệu dán để làm giảm quá trình mòn răng. Việc dùng fluoride sẽ giúp cho răng của bạn tăng khả năng đề kháng với axít hơn là khả năng tái khoáng men răng.

Hãy trao đổi với nha sĩ của bạn về cách điều trị mòn men răng và loại điều trị thẩm mỹ họ có thể tiến hành cho bạn.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Niềng răng có đau không: Niềng răng thẩm mỹ cho trẻ em

Niềng răng có đau không - Niềng răng ở trẻ em hiện nay ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên cha mẹ trẻ khi quyết định niềng răng cho trẻ em cũng cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ nụ cười sau này.




Niềng răng có đau không - Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển và có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý. Từ nhỏ, khuôn mặt của một số trẻ em phát triển xuống dưới (theo chiều dọc) và cằm hơi lùi, răng chen chúc. Điều này dễ dẫn đến cảm nhận là trẻ bị hô hàm trên nên một vài bác sĩ sẽ quyết định nhổ 2 răng cối nhỏ hàm trên và kéo các răng cửa hàm trên ra sau để điều trị hô răng.

Niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng theo chiều dọc là do tư thế thói quen như: mở miệng, đẩy lưỡi… vì vậy bác sĩ chuyên khoa niềng răng sẽ chuyển đổi tăng trưởng theo chiều dọc sang chiều ngang bằng cách hướng dẫn trẻ em thay đổi các thói quen kết hợp với niềng răng mà không cần nhổ. Niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm, vì nó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ sau này.

Niềng răng có đau không - Niềng răng thuận theo đà tăng trưởng tự nhiên không nhổ răng: Nhiều trẻ em có vấn đề cần phải chỉnh hình răng ở độ tuổi còn nhỏ nên các bậc cha mẹ nên đưa con mình đi khám sớm (trước độ tuổi 12-14) để được điều trị tốt. Các nha sĩ chuyên chỉnh nha có thể thực hiện những điều trị can thiệp sớm ví dụ như: cho trẻ đeo các khí cụ giúp phát triển xương hàm, nên các răng vĩnh viễn sẽ có đủ khoảng trống để mọc lên, giảm thiểu tình trạng nhổ răng để điều trị chỉnh nha sau này.

Điều trị chỉnh nha sớm có hiệu quả trong những tình huống nhất định.

Niềng răng có đau không - Một số vấn đề yêu cầu điều trị chỉnh hình răng sớm bao gồm: cắn ngược răng sau, răng trước; cung răng hẹp; răng mọc lệch lạc chen chúc nghiêm trọng; răng cửa nhô ra quá mức; răng vĩnh viễn mọc sai hướng, lệch lạc.

Điều trị niềng răng ở trẻ em cần được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa niềng răng, do có nhiều yếu tố tăng trưởng kết hợp nên việc niềng răng phải thuận theo đà tăng trưởng của trẻ em.

Tags: nieng rang co dau khong, niềng răng có đau không

Nguồn : Nha khoa Phương 

Từ khóa liên quan: nieng rang co dau khong, niềng răng có đau không

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

6 lợi ích khi răng miệng khỏe mạnh

Vệ sinh răng miệng và sức khỏe răng miệng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ của các bệnh nghiêm trọng và thậm chí có thể bảo vệ trí nhớ của bạn tốt hơn.

Cụm từ ‘miệng khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh’ chẳng sai tí nào. Và đây là những bằng chứng khoa học chứng minh điều này.

 1. Răng miệng khỏe mạnh giúp tăng cường sự tự tin

Răng bị hư hỏng và bệnh nướu răng thường có liên quan không chỉ với thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân khiến bạn có hơi thở không mấy dễ chịu. Điều này làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn một cách đáng kể.

Răng miệng khỏe mạnh đồng nghĩa với không bị bệnh nướu răng và sâu răng, chất lượng cuộc sống của bạn cũng được tốt hơn – bạn có thể ăn đúng cách, ngủ tốt hơn, và không có răng đau hoặc nhiễm trùng miệng khiến bạn bối rối.

 2. Giảm rủi ro của bệnh tim

 Viêm mãn tính do bệnh nướu răng gắn liền với sự phát triển của các vấn đề tim mạch như bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ.

Các chuyên gia nói rằng có một hệ nhân-quả giữa bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Những phát hiện của các nghiên cứu này cũng chứng minh rằng việc duy trì sức khỏe răng miệng có thể giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

3. ‘Bảo tồn’ bộ nhớ 

Những người bị viêm nướu (sưng, chảy máu nướu răng) sẽ có tác động tồi tệ đến bộ nhớ và các kỹ năng nhận thức khác so với những người có nướu răng khỏe mạnh, theo một báo cáo trong tạp chí Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry.

Những người bị viêm nướu có nhiều khả năng bị hay quên và không nghĩ ra được những từ mình muốn nói, mà đây lại là hai kỹ năng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

4. Giảm rủi ro của nhiễm trùng và viêm trong cơ thể

Những người không chú ý chăm sóc răng miệng sẽ có khả năng phát triển các nhiễm trùng trong các bộ phận khác của cơ thể cao hơn so với những người khác.

Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa bệnh nướu răng và viêm khớp dạng thấp, bệnh tự miễn dịch gây viêm khớp. Các chuyên gia cho rằng cơ chế hủy diệt của mô liên kết trong các bệnh về lợi là tương tự.

Để giảm nguy cơ sâu răng và bị bệnh nướu răng, bạn nên có một chế độ ăn một chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên đi khám nha sĩ và vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần cũng là việc hết sức cần thiết nên làm. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hay kem đánh răng cũng có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng có thể gây ra viêm nướu.

5. Giữ ổn định lượng đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được thường mắc các bệnh về lợi. Khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh ít có khả năng chống lại nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng nướu răng có thể dẫn đến các bệnh về nướu nghiêm trọng.

Và một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng nếu bạn có bệnh tiểu đường, bạn có khả năng phát triển các vấn đề về nướu nghiêm trọng hơn so với người không bị tiểu đường.

Do đó, bạn có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.Vậy nên, giảm nguy cơ của viêm nướu răng của bạn bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn để có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn đã được chẩn đoán với bệnh tiểu đường là điều hết sức cần thiết.

6. Giúp phụ nữ mang thai sinh con đúng thai kì

Phụ nữ có thể gặp tăng nguy cơ viêm nướu trong thời kỳ mang thai. Một số nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ giữa bệnh nướu răng và tình trạng sinh con thiếu tháng, sinh con nhẹ cân.

Không phải tất cả các nghiên cứu đã tìm thấy một liên kết vững chắc giữa hai vấn đề này, nhưng việc duy trì sức khỏe răng miệng tốt là vẫn là mục tiêu tốt nhất. Nếu bạn đang mang thai, hãy đi khám nha khoa đầy đủ như là một phần của chăm sóc sức khỏe trước khi sinh của bạn.

Tags: niềng răng có đau khôngnieng rang co dau khong,

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa