Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Bị sốt khi lấy tủy răng?

Việc điều trị tủy răng nếu không tốt, còn sót tủy bên dưới thì dễ dẫn đến những triệu chứng ê răng. Tuy nhiên việc điều trị tủy cho tốt cũng gặp rất nhiều vướng mắc.



Có những bệnh nhân khi đến điều trị tủy được điều trị rất tốt tuy nhiên sau khi điều trị răng vẫn đau nhức. Cũng có những răng điều trị tủy không hề tốt nhưng lại không hề đau nhức gì. Hệ thống ống tủy là 1 hệ thống rất phức tạp như 1 mê cung với nhiều sợi đan xen chằng chịt, với kỹ thuật như hiện nay thì không thể nào đảm bảo lấy sạch hết những sợi tủy tí hon.

Trở lại với trường hợp của bạn, bạn có thể kiểm tra chụp phim tư vấn thêm ở vài nơi khác nữa thử xem các BS nhận xét như thế nào. Nếu việc điều trị tủy trước đây hoàn toàn không tốt, nhìn trên phim dễ dàng thấy ống tủy chân răng chưa được trám bít tới chóp thì bạn nên lấy tủy lại. Còn nếu việc điều trị là tương đối ổn, không có dấu hiệu viêm xung quanh chóp chân răng gì cả thì có thể là do các ống tủy nhỏ xíu không thể lấy ra hết được. Trong trường hợp này bạn có thể theo dõi thêm một thời gian, ăn nhai nhẹ nhàng trên răng đó một thời gian rồi chụp phim kiểm tra tiếp để đưa ra hướng điều trị tiếp theo.

Răng sau khi lấy tủy thường dễ vỡ hơn răng còn sống, vì vậy ta nên bọc răng sứ lại để bảo vệ răng đã lấy tủy. Trong trường hợp bạn chưa có điều kiện để bọc răng sứ thì bạn nên tránh nhai đồ cứng ở răng đó để bảo vệ răng khỏi các lực quá mức. Nhiều trường hợp chưa kịp bọc răng sứ thì răng đã bị nứt dọc thân răng phải nhổ bỏ rất uổng. Ngoài ra bạn có thể chọn cách làm răng kim loại bảo vệ thay vì làm răng sứ. Độ bền của răng kim loại là rất tốt, chi phí điều trị lại tiết kiệm. Khuyết điểm của nó là có màu kim loại sáng chứ không giống màu răng, tuy nhiên do răng này của bạn là răng trong, lại là răng trên, khi nói chuyện hầu như không thấy nên bạn có thể yên tâm chọn cách này.

Lỗ sâu răng thì chỉ có cách duy nhất là trám lại. Tuy nhiên nếu bạn có ý định làm răng sứ hoặc răng kim loại thì ta có thể khoan trám, vì có thể khi mài răng nhỏ lại để chụp răng sứ bên ngoài, lỗ sâu cũng bị mài đi mất nên không cần trám.

Về vấn đề tuổi thọ của răng sứ/ kim loại thì thông thường thời gian bảo hành là 5 năm. Tuy nhiên có những trường hợp răng làm đã 20 năm vẫn không có vấn đề gì. Yếu tố quan trọng không phải chỉ ở BS mà còn ở cách bạn giữ gìn răng như thế nào như không nhai đồ quá cứng (nhai đá, nhai xương…), đi khám và cạo vôi răng định kỳ…

Ví dụ như bạn nhai đồ quá cứng, răng sứ/ kim loại có thể còn y nguyên nhưng chân răng bên dưới chịu lực quá mức bị gãy đôi, cách duy nhất là phải nhổ bỏ. Không chỉ răng đã lấy tủy có thể gặp vấn đề mà ngay cả răng sứ/ kim loại chưa lấy tủy cũng cần được bảo vệ. Không răng nào bằng được răng thật của mình, trong khi răng thật còn hư hỏng không sữa chữa được thì nếu ta không bảo vệ răng giả, việc nó cũng hư hỏng là chuyện đương nhiên.

Tags: niềng răng có đau không, nieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Điều cần biết về chỉnh nha tháo lắp

Thế nào là hàm tháo lắp ?

Hàm tháo lắp là loại hàm mà bệnh nhân có thể tháo ra lắp vào. So với hàm gắn chặt thì hàm tháo lắp có giá thành rẻ hơn, dễ vệ sinh răng miệng hơn.


Khi nào thì nên thực hiện chỉnh nha tháo lắp ?

Các bác sĩ khuyên rằng nên đưa trẻ khám chuyên khoa chỉnh hình răng mặt sớm khi trẻ trong giai đoạn 7-13 tuổi.

Khi đến tuổi trưởng thành, sự phát triển xương của trẻ đã hoàn tất, để điều chỉnh, sắp xếp các răng lại đều đặn đôi khi phải nhổ răng hoặc phẫu thuật cắt xương hàm, rất tốn kém để có được một kết quả như mong muốn.

Nếu được điều trị sớm vào thời điểm xương hàm đang trong giai đoạn phát triển, lúc trẻ khoảng 7-13 tuổi, thì sẽ ngăn chặn được sự phát triển lệch lạc răng mặt nghiêm trọng sau này mà không cần phải nhổ răng hay phẫu thuật.

Khoảng 7-9 tuổi bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa về chỉnh hình răng mặt để khám tổng quát về tình trạng răng và xương hàm của trẻ. Bác sĩ sẽ quyết định chọn thời điểm nào nên nhổ răng sữa cho trẻ. Một số trường hợp, nhổ răng theo đúng tuần tự sẽ giúp cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí mà không cần phải mang khí cụ chỉnh nha.

Bên cạnh đó khi thực hiện chỉnh nha tháo lắp sẽ có những thuận lợi cho bệnh nhân như

- Có thể tháo ra theo ý muốn nên dễ được chấp nhận và trẻ có thể ăn, uống những món mà mình ưa thích trong quá trình điều trị.

- Nếu thiết bị chỉnh nha tháo lắp làm cho răng miệng bạn bị kích thích, bạn có thể loại bỏ nó bất cứ lúc nào.

- Nó có thể được loại bỏ khi bạn chơi thể thao, do vậy thiệt hại cho bệnh nhân và thiết bị giảm đến mức tối thiểu.

- Có thể dễ dàng loại bỏ và dễ dàng vệ sinh răng miệng.

- Thích hợp cho trẻ từ 8-12 tuổi mà có những biểu hiện bất thường về răng như: món, hô, khấp khểnh răng thì biện pháp mang hàm chỉnh tháo lắp rất tốt để dự phòng.

Những lưu ý khi nhổ răng

Những trường hợp cần nhổ răng

Không phải bất cứ trường hợp nào cũng được chỉ định loại bỏ răng. Thông thường các bác sỹ sẽ thăm khám và cố gắng giữ lại răng cho bạn, tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt bạn cần phải loại bỏ răng sẽ tốt hơn là giữ lại như:

- Răng mọc lệch: Phổ biến nhất là răng hàm trên và răng khôn, trong trường hợp này thì nhổ răng là giải pháp hiệu quả nhất sẽ tránh được những nguy cơ xấu xảy ra đối với các răng còn lại. Vì nếu răng khôn mọc lệch có thể đâm vào răng hàm quanh nó làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng, khiến hàm răng bị nghiêng, thậm chí răng bên cạnh có thể bị vỡ, ảnh hưởng đến tủy răng, sâu răng…
nho-rang

- Hay như trường hợp sâu răng quá nặng không thể thực hiện các cách điều trị cơ bản như trám răng; răng bị mất chức năng nhai, lung lay đáng kể do xương bao bọc xung quanh hỗ trợ răng không thể phục hồi được nữa, khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe… thì nhổ răng chính là giải pháp đơn giản và tiết kiệm nhất.

- Mặt khác, đối với những bệnh nhân không may mắn sở hữu hàm răng dị dạng, vẩu, khấp khểnh và có nhu cầu thẩm mỹ phục hình răng cũng có thể sẽ phải loại bỏ một số răng để dễ dàng trong việc thực hiện nắn răng, chỉnh hình…

Nhổ răng có nguy hiểm không?

Nhiều người bệnh vẫn lo lắng liệu nhổ răng có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này. Theo các bác sỹ nha khoa, thực hiện phương pháp loại bỏ răng có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và tay nghề bác sỹ. Nhổ răng sẽ nguy hiểm nếu như bác sỹ không nắm rõ được tình trạng hiện tại của bệnh nhân như: bệnh nhân có bệnh lí về đông máu, bệnh tim mạch không kiểm soát, bệnh máu ác tính, bệnh tiểu đường không kiểm soát và một số loại thuốc điều trị…

Ngoài ra, nếu tay nghề bác sỹ kém có thể gây nhiễm trùng lây lan từ răng xuống xương và sang lợi xung quanh, hoặc tiêm thuốc tê lượng không đủ khiến bệnh nhân rất đau…

Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn các trung tâm nha khoa uy tín như Nha Khoa Nụ Cười Duyên, các bác sỹ nha khoa tay nghề cao, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, tận tình… và tình trạng sức khỏe của bạn ổn định thì việc loại bỏ răng lại vô cùng dễ dàng. Thời gian đầu khi nhổ răng, do ảnh hưởng của thuốc tê nên bạn không cảm thấy đau đớn, bạn sẽ được các bác sỹ kê đơn thuốc và theo dõi trong 3 ngày. Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sỹ nha khoa bạn sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi nhổ răng.

Bạn cũng lưu ý rằng, sau khi răng bị mất đi tạo nên một khoảng trống giữa các răng, theo thời gian sẽ khiến các răng xung quanh có xu hương nghiêng về răng bị mất và khiến hàm bị lệch, ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng… do đó, bạn nên trồng răng giả thay thế cho răng bị mất để hàm răng của bạn thực hiện chức năng nhai tốt nhất và an toàn cho sức khỏe của bạn sau này.

Tags: niềng răng có đau khôngnieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Nhập viện vì đeo niềng răng

Sau hai tuần đeo niềng răng, bệnh nhân thấy răng có dấu hiệu nhô ra, nghiêng vẹo hơn trước kèm theo đau khớp hàm và đau đầu.


Hiện nay, trào lưu đeo niềng, dùng dụng cụ điều chỉnh răng nhô lệch, khấp khểnh (gọi chung là điều chỉnh nha) đang gia tăng cao ở trẻ em và thanh niên ở nước ta, bởi chúng vừa cải thiện thẩm mỹ cho khuôn mặt, vừa cải thiện việc ăn nhai, nâng cao sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, có không ít người được điều chỉnh nha không đúng, gây hại răng và nguy hiểm tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Nhập viện vì "làm đẹp" răng

Gần đây, Khoa Răng hàm mặt - Bệnh viện Việt Nam Cu Ba liên tục nhận nhiều ca tai biến do điều chỉnh nha không đúng. Có trường hợp bệnh nhân đi điều chỉnh nha do răng bị khấp khểnh. Nhưng sau 2 tuần đeo dụng cụ, bệnh nhân thấy răng bị có dấu hiệu nhô ra, nghiêng vẹo hơn trước, kèm theo đau khớp hàm và đau đầu. Đây chính là dạng tai biến nhẹ và được phát hiện khá kịp thời do chỉnh nha không đúng.

 Nhập viện vì đeo niềng răng

Mỗi người có một cấu tạo hàm răng khác nhau, nên sử dụng niềng răng cũng phải hết sức cẩn thận, tránh những tai biến không đáng có. Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân chỉ đi khám và phát hiện tai biến do điều trị sai, khi đã kết thúc quá trình điều trị, bỏ dụng cụ điều chỉnh tới hàng năm trời. Khi đến khám, hai hàm răng của bệnh nhân đã bị xô lệch toàn bộ, răng hàm trên không chạm vào răng hàm dưới, khiến bệnh nhân không thể nhai kỹ thức ăn, dẫn đến đau dạ dày, hệ tiêu hoá rối loạn.

Thậm chí, có cả trường hợp do răng bị nhô ra quá lâu, đã gây chết tuỷ, tiêu xương, khiến răng lung lay và đặc biệt gây mất thẩm mỹ. Nhiều bệnh nhân bị đau hàm, đau đầu và đau cổ mạn tính, nhưng lại nhầm tưởng nguyên nhân do bệnh cơ thể khác, chứ không phải xuất phát từ hàm răng.
Trẻ em và người lớn có hàm răng bị khấp khểnh, vẩu, móm… cần được điều chỉnh nha, ngoài lý do nâng cao thẩm mỹ, còn tránh được nguy cơ viêm lợi, sâu răng, mất răng, chấn thương răng, xương hàm cong vẹo, ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn máu và phát âm do răng rất khó làm sạch, khớp cắn không khít. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng thì chính việc điều chỉnh nha sẽ dẫn đến những tai biến nguy hiểm hơn.

Gia tăng dịch vụ điều chỉnh nha, chất lượng không đồng đều

Theo ThS Hoàng Tuấn Anh, Bệnh viện Việt Nam Cu Ba, do trào lưu điều chỉnh nha ở nước ta đang tăng cao và phổ biến, nên rất nhiều phòng mạch chữa răng có dịch vụ này. Nhiều người cho rằng, điều chỉnh nha là việc đơn giản, chỉ cần cho bệnh nhân đeo khí cụ chỉnh nha là xong, nhưng thực tế, phương pháp điều trị này rất phức tạp và khó khăn.

Người bị điều chỉnh nha không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, lệch, múi răng không khớp nhau, dẫn đến đau khớp thái dương hàm, khó há miệng, ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình, gây đau đầu chóng mặt, đau cổ, vai, gáy. Trên thế giới, chỉnh nha là một chuyên ngành riêng, sau khi tốt nghiệp ngành nha khoa, bác sỹ phải học thêm 2 năm chuyên sâu về chỉnh nha mới được điều trị.
Mỗi người có một khuôn mặt, hàm răng và xương hàm riêng, không ai giống ai. Vì vậy, khi quyết định điều chỉnh nha, bác sỹ nha khoa không chỉ thăm khám hàm và răng, mà còn phải khám tổng thể khuôn mặt cho từng bệnh nhân. Cụ thể, ngoài khám kỹ khuôn mặt, hàm răng và xương hàm, bác sỹ còn phải quan sát các cử động nhai, cười, nói, cắn và cách nuốt của bệnh nhân.

Bệnh nhân còn cần được chụp X - quang, lấy dấu mẫu hàm, chụp ảnh khuôn mặt, đo kích thước xương sọ, xương mặt, xương hàm và răng ở trên phim X - quang. Có trường hợp còn cần cắt mẫu răng và sắp xếp lại răng theo vị trí dự định điều chỉnh, để xem có thích hợp với khuôn mặt bệnh nhân hay không. Từ đó, bác sỹ sẽ thảo luận với bệnh nhân để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Thời gian điều chỉnh nha có thể kéo dài vài tháng hoặc tới vài năm tùy theo lứa tuổi, loại sai khớp cắn, mức độ nặng nhẹ và khả năng hợp tác của bệnh nhân. Do đó, quá trình điều trị phải đảm bảo độ chính xác và phù hợp từ đầu đến khi kết thúc. Nếu điều chỉnh nha không đúng, bệnh nhân có thể gặp phải vô số tai biến đáng tiếc như mất chức năng nhai, răng bị hỏng do chết tủy, tiêu xương, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, thần kinh và sức khỏe chung.

Cả người lớn và trẻ em đều có thể được điều chỉnh nha. Nhưng thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc, tức là lứa tuổi 10-12. Ở giai đoạn này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng hay sắp xếp lại các răng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay khi trẻ được 7 tháng tuổi, cha mẹ đã nên cho trẻ đi khám răng hàm mặt, để phát hiện sớm những lệch lạc nếu có. Càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản và ít tốn kém. Trong suốt quá trình phát triển, trẻ cần được đi thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, bởi có nhiều can thiệp sẽ không thể thực hiện hoặc hạn chế hơn nhiều khi hàm và răng đã phát triển hết.

Đặc biệt, người điều chỉnh nha cần lưu ý lựa chọn cơ sở chuyên khoa đảm bảo, để tránh những rủi ro, tai biến đáng tiếc.

Thuốc lá là “sát thủ”của răng miệng

Với những độc chất như nicotin, monoxyd de carbon và acid cyanhydrid có trong thuốc lá được coi là “sát thủ” đối với bệnh răng miệng, đặc biệt là bệnh nha chu và implant nha khoa. Mặc dù cơ chế gây bệnh của thuốc lá đến các tổ chức này còn chưa được chứng minh rõ ràng nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thuốc lá có hại cho tổ chức nha chu và các implant nha khoa.


Thuốc lá gây bệnh răng miệng và làm giảm kết quả điều trị

Gây nên các bệnh viêm quanh răng: Trong thuốc lá có 3 thành phần chính ảnh hưởng đến khoang miệng là: nicotin, monoxyd de carbon và acid cyanhydrid. Các thành phần này có các tác dụng: co mạch ngoại vi, chậm liền thương, rối loạn chức năng các tế bào đa nhân trung tính, giảm đáp ứng miễn dịch, giảm nồng độ oxygen trong mô, mất thăng bằng hệ vi khuẩn miệng, giảm lưu lượng máu trong xương ổ răng, giảm chất lượng xương, giảm nồng độ kháng thể trong nước bọt và máu… Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao cho bệnh viêm quanh răng. Người hút thuốc lá nhiều thường có đáp ứng miễn dịch kém, ít kháng thể trong máu. Hút thuốc lá nhiều có thể gây co lợi, mất bám dính, tiêu xương và cuối cùng là mất răng.

Bệnh răng miệng khó điều trị ở người hút thuốc lá.

Điều trị các bệnh răng miệng kém hiệu quả:

 Thuốc lá dường như không ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống vi khuẩn nha chu mà ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Thuốc lá có thể làm giảm các yếu tố kháng thể như IgG, IgA, IgM. Thuốc lá có khả năng làm tổn thương chức năng của các bạch cầu đa nhân trung tính, các cytokin.

 Các nicotin trong thuốc lá có thể được tích trữ và giải phóng ra bởi các nguyên bào tạo xơ và ức chế sự tăng trưởng của các nguyên bào tạo xơ lợi, do vậy ảnh hưởng đến khả năng liền sẹo của tổ chức quanh răng, kết quả điều trị viêm quanh răng cũng kém hơn ở những bệnh nhân có hút thuốc lá. Việc làm giảm độ sâu túi lợi, tái tạo lại bám dính lợi ở các bệnh nhân viêm quanh răng có hút thuốc lá là rất khó khăn. Ngoài ra nếu ngà bị hở, bề mặt chân răng không đều, nicotin có thể thấm sâu vào bên trong đến tủy răng, do vậy làm nhẵn bề mặt chân răng là hết sức cần thiết đối với các bệnh nhân hút thuốc lá.

Thuốc lá là một chống chỉ định tương đối đối với cấy ghép implant

Cấu tạo răng bình thường bao gồm phần thân răng, là phần bạn có thể thấy được trên nướu và phần chân răng, là phần nằm sâu trong xương hàm giúp giữ răng vững chắc. Khi bị mất răng do nguyên nhân nào đó, cấy ghép implant sẽ giúp phục hình hoàn toàn răng bị mất giống như răng thật bao gồm cả thân răng và chân răng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn hút thuốc lá thì đều ảnh hưởng đến chất lượng cấy ghép cũng như thời gian bảo tồn implant.

Trên lâm sàng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất bại implant ở nhóm bệnh nhân có hút thuốc lá cao hơn nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá.

Đáp ứng của mô ở người hút thuốc lá thay đổi xấu theo số lượng thuốc lá tiêu thụ. Các giả thuyết cho rằng do tổn thương chuyển hóa xương và quá trình liền sẹo. Tác nhân chính gây ra hậu quả này là nicotin có trong thuốc lá. Hiện tượng này là hiện tượng có khả năng hồi phục và biến mất nếu ngừng tiêu thụ thuốc lá. Nhiều nghiên cứu thấy rằng các bệnh nhân hút thuốc lá thì sau phẫu thuật hay bị đau nhiều hơn. Quá trình liền sẹo rõ ràng được cải thiện sau khi ngừng hút thuốc lá.

Ở các bệnh nhân hút thuốc lá, khi cắm ghép implant nếu phải ghép thêm xương thì có nguy cơ thất bại cao hơn. Do vậy việc ngừng hoàn toàn hút thuốc lá 1 tuần trước khi can thiệp và 8 tuần sau khi cấy ghép là điều rất cần thiết cho bất kỳ một bệnh nhân nào được cấy ghép implant. Trong trường hợp không thể bỏ được thuốc lá thì hãy ghi nhớ rằng, nghiện thuốc lá cũng là một chống chỉ định tương đối của cấy ghép implant nha khoa.

Bệnh răng miệng khó điều trị ở người hút thuốc lá.

Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh viêm quanh răng cao do dễ tích tụ mảng bám vi khuẩn, cao răng và phá hủy mô. Tình trạng cao răng, mảng bám răng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thói quen vệ sinh răng miệng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm người hút thuốc lá có bệnh viêm quanh răng nặng hơn, tiêu xương viền, mất bám dính nhiều hơn, tổn thương lan rộng xuống vùng chân răng nhiều hơn. Tác dụng của thuốc lá lên mô nha chu là gián tiếp.

Tags: niềng răng có đau khôngnieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Nha khoa thẩm mỹ tốt nhất hiện nay

Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện thì nhu cầu thẩm mĩ của con người ngày càng cao. Một nụ cười đẹp và khỏe mạnh là ưu thế vượt trội của bạn trong quan hệ xã hội và giao tiếp trong kinh doanh... Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành nha khoa nói riêng đã đem đến cho bệnh nhân bị mắc các bệnh về răng miệng nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả, đồng thời còn giúp cải thiện yếu tố thẩm mỹ cho người bệnh. 


           Nha Khoa Phương tổ chức khám răng miễn phí cho các em nhỏ tại trường học Olympia

1. Thay đổi màu răng:

      Nếu răng bạn bị đổi màu, bạn có thể nhờ bác sĩ làm cho màu răng của mình trắng đẹp hơn .Bác sĩ sẽ lấy khuôn răng để làm một máng nhựa vừa vặn với hàm răng của bạn, máng này dùng đựng thuốc tẩy răng, bệnh nhân sẽ mang máng có thuốc tẩy trắng răng ở nhà từ 1-3 giờ trong 1-2 tuần (đối với một ca sậm màu trung bình).
Chúng ta cần  phân biệt tẩy trắng với làm vệ sinh, tẩy trắng răng làm thay đổi thật sự màu răng còn clean răng là đánh sạch những vết dơ dính ở mặt ngoài răng nên trông răng có vẻ sáng hơn tuy màu răng không thay đổi

2. Trám răng thẩm mỹ:    

     Gọi là trám răng thẩm mỹ vì vật liệu trám ngày nay có cùng màu với răng trám, không chỉ phục hồi lại hình dáng, chức năng nhai mà còn trả lại cho răng màu sắc tự nhiên như cũ, thậm chí có thể che đậy những khuyết điểm của men răng (như men răng bị rỗ, bị đổi màu…). Vật liệu trám răng phổ biến hiện nay là composite quang trùng hợp, chỉ đông cứng khi soi đèn Halogen, và được dán vào răng bằng keo dán nha khoa .

3. Chỉnh nha:

     Bác sỹ chuyên khoa về chỉnh hình có thể xắp xếp lại những răng mọc cho ngay hàng thẳng lối, điều này rất cần vì răng mọc khấp khểnh không chỉ thiếu thẩm mỹ mà còn rất khó vệ sinh, dễ bị sâu răng, nha chu… Trước đây chỉnh nha chỉ có thể thực hiện cho trẻ em vì xương còn mềm nhưng ngày nay với các khí cụ chỉnh hình cố định, lứa tuổi có thể chỉnh nha được nới rộng hơn. Điều cần lưu ý là bệnh nhân phải chọn đúng bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình (số lượng bác sĩ chỉnh hình ở Việt Nam hiện nay không nhiều) và phải kiên trì (một ca chỉnh hình có thể kéo dài vài năm).

4. Lắp  răng giả ngày một thẩm mỹ và tiện lợi hơn:

      Sự tiến bộ về mặt kỹ thuật, thiết bị và chất liệu đã giúp ngành nha khoa hiện đại đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân vì lý do nào đó phải làm răng giả. Người bệnh ngày nay đòi hỏi răng giả không chỉ nhai tốt mà còn phải đẹp; không chỉ tiện dụng, biền chắc mà còn tạo cảm giác như răng thật cho người sử dụng; bảo đảm tính thẩm mỹ không chỉ trong điều kiện ánh sáng tự nhiên mà còn dưới những nguồn sáng nhân tạo (như ánh đèn sân khấu, ánh đèn tím black light). Răng giả phải trông y như răng thật những chất liệu răng giả trước đây có độ phản quang khác với răng thật nên sẽ phát sáng hoặc biến mất dưới ánh sáng đèn tím…

Có thể chia làm 2 loại răng giả :

          Loại lắp dính (răng giả cố định ) và loại tháo lắp. Loại lắp dính được bệnh nhân ưa chuộng hơn vì tiện lợi, sức nhai phục hồi tốt hơn loại tháo lắp dĩ nhiên giá thành cao hơn. Không thể nói loại nào tốt hơn vì tùy từng trường hợp mất răng bác sĩ sẽ tham vấn cho bạn loại lắp dính hay tháo lắp. Loại lắp dính thường được dùng khi mất ít răng, loại tháo lắp thường được dùng khi mất nhiều răng .
        Về chất liệu: trước đây chỉ có nhựa (Resine) để làm răng, lợi giả và kim loại để làm phần khung sườn; ngày nay còn có thêm composite, sứ để làm răng giả thẩm mỹ; phần khung sườn ngoài quí kim còn có thể làm bằng sợi thủy tinh và sứ không kim loại
.
Nha khoa thẩm mĩ nào tốt nhất hiện nay?

Nha Khoa Phương được thành lập từ tháng 5 năm 2007 bới  Thạc sỹ Nghiêm Chi Phương - giảng viên trường Đại học Răng Hàm Mặt (hiện là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội).
Chỉ sau một thời gian ngắn, phòng khám đã giành được sự tin cậy của đông đảo bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp.
Nha Khoa Phương là một trong 3 nha khoa hàng đầu của Hà nội được phòng y tế sứ quán Hoa Kỳ giới thiệu cho nhân viên và công dân của mình. Chúng tôi cũng vinh hạnh được đón tiếp gia đình ngài Đại sứ Thụy Sỹ đến chăm sóc nha khoa tại đây.
Phong cách hiện đại, chuyên nghiệp, xếp lịch chính xác theo giờ, cập nhật lịch khám trên trang chủ mỗi 5 phút, giúp bạn chủ động hoàn toàn khi đặt hẹn khám bệnh.
Tự động nhắc lịch khám răng định kỳ bằng tin nhắn điện thoại mỗi 6 tháng.
Không gian sang trọng, thân thiện.

Khách hàng của chúng tôi đều nói về sự an tâm, tin cậy khi đến với Nha Khoa Phương, và khẳng định  đây là nơi để đưa người thân của mình đến khi có nhu cầu chăm sóc răng miệng. Mong rằng bạn cũng sẽ như thế, để Nha Khoa Phương thực sự là "nha khoa của gia đình bạn!"

7 Thói quen răng miệng xấu ở trẻ em

Quá trình mọc răng và thay răng ở trẻ thường xuất hiện các thói quen xấu mà ít khi các bậc cha mẹ quan tâm, chính những thói quen xấu đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hàm răng sau này cả về sức khỏe lẫn thẩm mỹ răng miệng. 

Mút ngón tay hay vú giả, thở bằng miệng, chống cằm... ở trẻ em là những thói quen ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển răng hàm mặt, thậm chí dẫn đến biến dạng khu vực này.

Vì vậy để bé có được nụ cười hoàn thiện các bậc cha mẹ lên quan tâm và loại bỏ sớm các thói quen xấu của trẻ ngay từ khi mới bắt đầu.

1. Thói quen ngậm núm vú giả và mút ngón tay.
     
Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là cho bé ngậm núm vú giả trẻ sẽ không quấy khóc lại kiểm soát được vấn đề vệ sinh. Nhưng nếu việc để bé ngậm núm vủ giả trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng và xương hàm của bé:

-  Răng cửa hàm trên có chiều hướng mọc chìa ra ngoài.

-  Làm sai lệch khớp cắn hàm dưới, đẫn đến đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở khiến cho việc phát âm của bé trở nên khó khăn.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sức khỏe bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ thì các bà mẹ chỉ nên cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngoài 1 tháng tuổi.

  2. Nghiến răng.

Ở một số trẻ nhỏ có thói quen nghiến răng mạnh dẫn đến việc làm mòn, vỡ men bờ cắn ở các răng sữa, gây mòn răng dẫn đến khớp cắn sâu.

3. Thói quen chống cằm và mút môi trên.

Thói quen này thường xuất hiện ở trẻ đã lớn, với hệ quả là hàm dưới của bé sẽ bị đưa ra so với hàm trên (trông như bị món).

 4. Thói quen thở bằng miệng.   

Cách thở này sẽ làm khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.

 5.  Thói quen đưa lưỡi ra phía trước và cắn môi dưới.

 Thói quen này sẽ khiến trẻ bị hô răng và khớp cắn hở.

 6. Dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn

 Thói quen này sẽ làm răng trẻ bị mòn, nhiễm trùng nướu nếu kéo dài sẽ làm hở giữa các kẽ răng.

  7.Thói quen ngậm thức ăn không chịu nuốt.

Các thói quen xấu trên xem qua thì có vẻ rất bình thường nhưng nó để lại hậu quả lâu dài cho răng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể và thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ sau này. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy biết quan tâm chăm sóc răng miệng cho các bé ngay từ bây giờ!

Vẩu xương hàm dưới và cách điều trị

Vẩu xương hàm dưới là một bệnh lý hay gặp trong nhóm bệnh lệch lạc răng -hàm. Bệnh này thường có liên quan đến di truyền, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt cũng như chức năng ăn nhai. Điều trị cũng tương đối phức tạp, cần có sự theo dõi, chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ chỉnh nha. Nhiều trường hợp cần phải được chẩn đoán và điều trị rất sớm ngay từ lúc răng sữa.


Vẩu xương hàm dưới là gì?

Vẩu xương hàm dưới là một rối loạn về cấu trúc, được đặc trưng bởi đặc điểm xương hàm dưới bị đưa ra trước, cung răng dưới bị di về phía gần so với hàm trên ở tư thế chạm múi tối đa
Chẩn đoán vẩu xương hàm dưới

Cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và phim Xquang sọ mặt chụp theo kỹ thuật từ xa. Thường có các triệu chứng sau:

Tầng mặt dưới tăng kích thước theo mặt phẳng dọc giữa, môi dưới và cằm lồi làm cho chúng ta có ấn tượng xương hàm trên bị xóa, nhất là khi nhìn nghiêng, mũi cao làm cho dấu hiệu này càng rõ hơn. Cung răng trên thường hẹp hơn cung răng dưới. Khớp cắn bị rối loạn, răng cửa ở tư thế đầu chạm đầu hoặc ngược. Răng nanh dưới ăn khớp với răng cửa bên hàm trên, răng số 6 hàm dưới ăn khớp với răng số 5 hàm trên. Môi trên thường bị lùi sau so với môi dưới làm khối tiền hàm kém phát triển. Môi dưới hoạt động quá mức làm răng cửa dưới bị nghiêng vào trong. Lưỡi to thật sự thường hiếm gặp, thường gặp lưỡi to tương đối do xương hàm trên kém phát triển. Lưỡi thường ở tư thế thấp và bị đẩy ra trước do quá phát amidan. Tác dụng của nó lên trên răng cửa tùy thuộc vào vị trí của đầu lưỡi lên trên răng cửa trên, cửa dưới hay giữa 2 hàm. Cơ thái dương và cơ cắn hoạt động quá mức ảnh hưởng đến chỗ bám hoặc góc hàm. Có thể gặp thở miệng phối hợp với rối loạn tăng trưởng xương hàm dưới. Động tác nuốt thường bị rối loạn do tư thế lưỡi thấp, thường có hội chứng lưỡi phủ lên cung răng trên. Rối loạn phát âm S, B, P.

Phim sọ mặt chụp từ xa nghiêng: có nhiều phân tích khác nhau để chẩn đoán vẩu xương hàm dưới thông qua các số đo góc, ví dụ như: góc ANB < 0o, góc mặt tăng, mặt phẳng Nasion Pogonion với mặt phẳng Franfort <95o khi hàm dưới đưa ra trước...

Vẩu xương hàm dưới cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gì?

Cần phải chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp khác như: thiếu phối hợp ở xương hàm dưới (hàm dưới đưa ra trước), lùi xương hàm trên, lùi xương ổ răng trên, hàm trên thiếu chiều dài (thường gặp trong trường hợp khe hở môi vòm miệng), vẩu xương ổ răng dưới, cằm lùi. Để chẩn đoán phân biệt với những trường hợp này cần phải phân tích trên phim Xquang sọ mặt chụp theo kỹ thuật từ xa.

Vẩu xương hàm dưới do đâu?

Di truyền:

là nguồn gốc của vẩu xương hàm dưới di truyền theo kiểu trội. Tăng các hormon có thể làm xương hàm dưới phát triển quá mức ở trẻ em (bệnh khổng lồ) và người lớn (bệnh to cực). Thiểu năng tuyến giáp trong bệnh phù niêm bẩm sinh có thể làm biến dạng lưỡi và xương hàm dưới. Lưỡi hoạt động mạnh có thể làm thay đổi hình dạng răng-xương ổ răng. Các yếu tố nguy cơ toàn thân, thường có biểu hiện ở hệ thống dây chằng hơn là ở xương.

Yếu tố nguy cơ môi trường:

người có sọ ngắn tạo thuận lợi cho hàm dưới đưa ra trước. Hàm trên ngắn làm lưỡi bị đẩy xuống thấp gây vẩu xương hàm dưới. Thiếu răng cửa vĩnh viễn trên hoặc nhổ sớm răng sữa trên làm khối tiền hàm xương hàm trên kém phát triển, tạo thuận lợi cho xương hàm dưới trượt ra trước.

Hình thái miệng hầu:

môi, lưỡi, vùng vòm hầu và amidan có thể làm thay đổi quan hệ hàm trên và dưới hoặc kìm hãm sự phát triển xương hàm trên hoặc đẩy hàm dưới vượt ra trước.

Làm thế nào để điều trị vẩu xương hàm dưới?

Điều trị có thể bằng cách chỉnh hàm (chỉnh xương), chỉnh răng hoặc phẫu thuật. Mục tiêu điều trị là sửa chữa sự lệch lạc giữa cung răng trên và cung răng dưới ở tư thế khớp cắn chạm múi tối đa, lập lại sự hài hòa giữa 2 xương hàm.

- Các phương tiện chỉnh xương: Mục đích là kết hợp hoạt động các cơ nhai, chú ý đến các hoạt động kéo lùi; sửa chữa thăng bằng lưỡi-môi-má để tăng lực làm rộng xương hàm trên ở phía vòm miệng, kìm hãm sự tăng trưởng của xương hàm dưới, thúc đẩy sự tăng trưởng của xương hàm trên và khối tiền hàm, thành lập một nút chặn khớp ngăn chặn sự trượt ra trước của xương hàm dưới nhờ một cái chặn ở răng cửa và chạm múi đầy đủ của các răng bên. Các phương tiện này thường được dùng trong trường hợp vẩu xương hàm dưới ổ răng hoặc nền xương có nguồn gốc chức năng ngay từ lúc hàm răng sữa. Các khí cụ này cũng có hiệu quả trong giai đoạn hàm răng hỗn hợp hoặc giai đoạn đầu bộ răng vĩnh viễn. Các khí cụ chỉnh xương này có rất nhiều loại như: hàm chức năng, khí cụ chỉnh xương cơ học.

- Các biện pháp dự phòng bổ sung: như mài răng nanh sữa, dùng thanh gỗ để định hướng sự mọc răng cửa trên có hiệu quả trước và trong khi điều trị để làm giảm nguy cơ hàm dưới trượt ra trước chức năng.

- Các phương tiện chỉnh răng: được chỉ định cho các hàm răng vĩnh viễn hoặc cuối giai đoạn răng hỗn hợp, kết hợp chặt chẽ với chỉnh xương cơ học hoặc phẫu thuật. Mục đích nhằm tạo sự phối hợp tốt giữa các cung răng, đạt được sự lồng múi toàn bộ ngăn cản sự trượt ra trước của xương hàm dưới. Khi sử dụng các khí cụ này có thể phải nhổ răng hoặc không nhổ răng, không nhổ răng trong các trường hợp không có sự mất hài hòa giữa răng và xương hàm.

- Các phương pháp phẫu thuật: Thường chỉ định trong các trường hợp vẩu xương hàm dưới nguyên thể do di truyền. Khi phẫu thuật có thể ở một hoặc nhiều vị trí sau: cành lên xương hàm dưới, góc hàm, thân xương hàm dưới. Ngoài ra có thể phẫu thuật bổ sung đưa xương hàm trên ra trước, phẫu thuật lưỡi. Cắt lưỡi nhằm mục đích tránh tái phát, hay chỉ định trong trường hợp có kiểu mặt dài.

- Duy trì kết quả: tùy theo phương pháp điều trị. Phải duy trì kết quả cho đến khi kết thúc sự tăng trưởng xương hàm dưới. Tất cả các yếu tố răng, cơ, xương đều tham gia vào quá trì ổn định lập lại sự hài hòa của hàm dưới với mặt.


Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com.vn

Độ tuổi tốt nhất để chỉnh răng

Không phải ai cũng được trời phú cho hàm răng đều và đẹp mà rất nhiều người trong chúng ta có hàm răng chưa đẹp, có những vấn đề như răng vẩu, chen chúc, răng ngược...

Tuy nhiên, bạn cũng đừng vội buồn vì ngày nay việc nắn chỉnh răng sẽ giúp bạn lấy lại được sự tự tin đó. Nhưng bạn đã bao giờ đi khám nha sĩ và được tư vấn về nắn chỉnh răng chưa? Bạn có biết tuổi nào thì nên đi khám? Nắn chỉnh răng có giới hạn tuổi không?. Dưới đây là một số câu hỏi về nắn chỉnh răng bạn cần biết.




1.Khám răng lúc nào?

Hiệp hội Nắn chỉnh răng của Mỹ đã khuyến cáo rằng, lứa tuổi phù hợp để đi khám nắn chỉnh răng lần đầu tiên là khoảng 7 tuổi. Tại sao lại phải đi khám sớm như vậy trong khi lứa tuổi thay hết răng sữa vào khoảng 11-12 tuổi? Bởi vì, việc khám sớm sẽ giúp cho các bác sỹ chuyên khoa răng xác định được thời điểm tốt nhất và lên kế hoạch cho việc điều trị hiệu quả nhất. Trong một số trường hợp bác sỹ sẽ can thiệp để hướng dẫn cho răng mọc ở vị trí thuận lợi, sẽ tạo chỗ cho răng mọc, giảm nguy cơ răng mọc ngầm, mọc sai vị trí.

Và nếu con bạn có thói quen xấu gây lệch lạc răng hàm như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi...thì cần đến khám sớm ngay khi phát hiện ra thói quen của trẻ và bác sỹ sẽ giúp con bạn từ bỏ thói quen xấu đó càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của răng và cung hàm. Hơn nữa, giai đoạn điều trị sớm cũng là thời điểm thuận lợi để các bác sỹ có thể tác động và hướng dẫn sự tăng trưởng và phát triển của xương hàm, làm cho xương mặt phát triển hài hòa hơn, tránh được những phẫu thuật xương hàm phức tạp sau này.

2.Khi nào cần can thiệp?

Như vậy có phải tất cả trẻ em có các vấn đề lệch lạc răng- hàm đều cần phải được điều trị sớm? Câu trả lời là không hẳn như vậy, vì mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng không giống nhau và các vấn đề lệch lạc răng gặp phải cũng không giống nhau. Điều trị sớm hay muộn tùy thuộc vào từng vấn đề mắc phải cũng như mức độ trầm trọng của nó. Có những lệch lạc về răng- hàm cần được điều trị sớm khi vừa mới thay răng  nhưng có những lệch lạc  sẽ  được giải quyết dễ dàng và hiệu quả cao hơn khi trẻ đã mọc răng hoàn chỉnh, tức là khoảng 11-12 tuổi.

Có những trường hợp không nên can thiệp khi trẻ còn đang tuổi tăng trưởng mà phải đợi đến khi trẻ hết lớn mới can thiệp để tránh tái phát sau điều trị. Như vậy, không phải tất cả trẻ em đến khám sớm đều được điều trị nắn chỉnh răng ngay mà bác sỹ sẽ đánh giá vấn đề lệch lạc răng - hàm mắc phải cũng như mức độ trầm trọng của nó để có chiến lược điều trị tại thời điểm tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

3.Giới hạn tuổi nắn chỉnh răng?

Nhiều người thắc mắc người lớn có thể điều trị nắn chỉnh răng được không và đâu là giới hạn tuổi của nắn chỉnh răng? Người lớn hoàn toàn vẫn có thể được cải thiện tình trạng lệch lạc răng của mình nhờ các khí cụ nắn chỉnh răng. Tuy nhiên, việc điều trị cho người lớn thường gặp khó khăn và phức tạp hơn do răng di chuyển chậm hơn, quá trình bồi xương cũng kém hơn ở trẻ em.

Do vậy, điều trị nắn chỉnh răng cho người lớn thường mất nhiều thời gian hơn và phải thận trọng hơn trong chiến lược điều trị. Không có giới hạn tuổi cho việc điều trị nắn chỉnh răng, người lớn ở lứa tuổi 40, 50 thậm chí 60 tuổi vẫn có thể được điều trị nắn chỉnh răng nếu như yếu tố quyết định cho việc điều trị là răng và cấu trúc nâng đỡ răng như lợi và xương vẫn còn tốt.

Thực tế tại khoa Nắn chỉnh răng của Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương Hà Nội cho thấy những năm gần đây, số lượng bệnh nhân nắn chỉnh răng là người lớn tăng lên rất nhiều, ngay cả khi họ ở lứa tuổi 40, 50, mà không chỉ có nữ giới mới đến điều trị.  Điều đó cho thấy xã hội ngày càng phát triển thì con người càng quan tâm chăm sóc bản thân hơn, càng có nhu cầu hướng tới cái đẹp để hoàn thiện mình hơn.

Tóm lại, đối với trẻ em nên đưa trẻ đến khám nắn chỉnh răng sớm, để phát hiện và can thiệp các lệch lạc về răng và hàm kịp thời, tránh các lệch lạc trầm trọng sau này trong quá trình phát triển. Nếu chưa cần điều trị ngay bạn cũng nên đưa trẻ đi khám 6 tháng một lần để theo dõi quá trình phát triển của răng và hàm, các bác sỹ sẽ chọn thời điểm để điều trị cho trẻ một cách tốt nhất.



Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com.vn

Bênh nha chu và cách phòng ngừa

Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu (xương ổ răng, dây chằng nha chu...). Nha chu là nguyên nhân quan trọng gây mất răng.



Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Nếu nướu bị viêm, ta sẽ thấy một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

- Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm, hoặc tím thẫm).

- Nướu sưng lớn hơn bình thường.

- Dễ dàng chảy máu khi chải răng.

- Trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ).

- Cảm giác hơi khó chịu.

Nếu kịp điều trị ở giai đoạn này, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Lúc đó, dù điều trị thế nào, bạn cũng không thể hồi phục như cũ vì bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới nướu như xương, dây chằng nha chu và xê-măng. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng cao.

Có những trường hợp phản ứng viêm bị che lấp hoặc không xảy ra mãnh liệt khiến ta khó nhận biết, trong khi xung quanh chân răng đã hình thành các sang thương bệnh lý như mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thành một tổn thương thực thể gọi là túi nha chu. Trong các túi này, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Dần dần, bệnh càng tiến triển khiến hiện tượng tiêu xương ngày một trầm trọng, răng lung lay, đôi khi không thể giữ được và phải nhổ đi.

Hãy đến nha sĩ ngay nếu có các biểu hiện viêm nha chu dưới đây:

- Chảy máu nướu khi chải răng.

- Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng.

 - Hơi thở hôi dai dẳng.

- Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng.

- Răng lung lay hoặc thưa ra, đặc biệt khi nhai.

Thông thường bệnh viêm nha chu xảy ra không rõ ràng, bởi phần lớn thời gian diễn tiến bệnh không kèm theo triệu chứng đau đặc hiệu. Vì vậy, việc khám răng miệng định kỳ, trong đó khám toàn diện mô nha chu, là rất cần thiết.

Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu không đánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu bao gồm:

- Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng không tốt.

- Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).

- Hút thuốc lá, bị tiểu đường.

- Các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS.

Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. Nha sĩ cũng là người tư vấn chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp chúng ta bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu.
Khi đi khám, bạn đừng quên báo với bác sĩ nha khoa những thay đổi về sức khỏe chung, các thứ thuốc mà mình đang sử dụng như thuốc tránh thai, chống trầm cảm, tim mạch... vì chúng có thể tác động đến sức khỏe răng miệng.


Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com.vn


Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng

Từ mĩ nhân Việt cho đến Hoa, Hàn, ai cũng có sự thay đổi đáng kể về nhan sắc sau khi niềng răng.

"Cái răng cái tóc là góc con người" - đó cũng là lí do chỉ cần một vài thay đổi nhỏ nơi khung hàm khuôn mặt bạn cũng đã trở nên khác biệt rất nhiều. Các mĩ nhân châu Á cũng vậy, để sở hữu nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt tươi tắn như hiện tại; không ít người đã trải qua quá trình chỉnh sửa răng lâu dài để trở nên xinh đẹp như bây giờ.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Dù đã trải qua khá nhiều bước "chỉnh sửa" cho khuôn mặt, nhưng nếu
không có sự thay đổi ở hàm răng, chắc chắn Thủy Tiên...
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
... và Phi Thanh Vân không thể trở nên đẹp cuốn hút như bây giờ.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
"Nữ hoàng dance sport" Khánh Thi thay đổi nhiều với hàm răng đều và trắng.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Hồng Nhung bước đầu gây ấn tượng với công chúng bởi
chiếc răng khểnh duyên duyên.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Nhưng sau đó cô cũng quyết định "cải tổ" cho hàm răng hơi lộn xộn của mình.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Ca sĩ trẻ Yến Nhi...
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
... và nhất là Bảo Thy khiến các fan khá "choáng" với hình ảnh
trước khi niềng răng của mình.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Bảo Thy trước khi niềng răng.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Kim Tae Hee từng chia sẻ cô chưa bao giờ hài lòng về răng của mình.
Trước kia, răng cô nàng khá thô và có phần chìa ra ngoài
so với hàm răng "đều tăm tắp" như hiện tại.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Song Hye Kyo cũng trải qua quá trình chỉnh sửa răng mới sở hữu nụ cười
tươi tắn, rạng rỡ như bây giờ.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Trước kia, răng hàm dưới của nữ hoàng sexy Lee Hyori xứ Hàn trông khá lộn xộn.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Kim Yuna - nữ hoàng trượt băng Hàn Quốc cũng từng niềng răng suốt 4 năm liền
mới có được nụ cười tỏa nắng như bây giờ.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Hàm răng trắng bóng, đều đặn khiến cô nàng tự tin và xinh đẹp hơn rất nhiều.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Kang Hye Jung - bà xã của rapper Tablo sở hữu khuôn miệng hơi "hô"
cùng bờ môi dày.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Sau khi chỉnh sửa răng, khuôn miệng cô trở nên hài hòa hơn, nụ cười
cũng xinh hơn trước.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Kang Hye Jung trước và sau khi niềng răng.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Những hình ảnh trước kia của Han Ye Seul khiến người hâm mộ bất ngờ bởi hàm răng
lồi lõm mất trật tự.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Sau khi chỉnh sửa, cô sở hữu hàm răng đều tăm tắp, nhan sắc cũng
hoàn toàn thay đổi.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Sau khi niềng răng, hai chiếc răng chuột của Lee Yo Won đã hoàn toàn biến mất.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Yuri (SNSD) cũng từng niềng răng trong thời gian dài.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Sau khi chỉnh sửa, cô nàng trở nên tươi tắn, xinh đẹp bởi nụ cười thu hút.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Jessica (SNSD) cũng là mĩ nữ cậy nhờ rất nhiều đến công nghệ chỉnh sửa răng
tiên tiến mới có được nụ cười như bây giờ.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
AngelaBaby hoàn toàn thay đổi sau khi niềng răng.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Hàm răng chìa ra khiến môi trở nên dày hơn đã hoàn toàn được thay thế
bằng khuôn miệng xinh xắn.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Từ Hy Đệ cũng nằm trong số các mĩ nữ châu Á đẹp hơn nhờ niềng răng.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Trương Bá Chi tươi tắn, rạng rỡ hơn với hàm răng đều và sáng sau khi
niềng răng của mình.
Mỹ nhân châu Á đẹp hơn nhờ... niềng răng | làm đẹp,sao hàn,sao hoa ngữ,Song Hye Kyo,Kim Tae Hee,Lee Hyori,trương bá chi,angelababy,cao viên viên,niềng răng,thủy tiên,Khánh Thi,phi thanh vân,bảo thy
Nụ cười rạng rỡ từ lâu là "thương hiệu" của Cao Viên Viên trong làng giải trí
Hoa ngữ, nhưng ít ái biết, cô cũng phải niềng răng vài năm liền
mới có được nét đẹp như hiện tại.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa