Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Cách chăm sóc răng khi niềng răng mắc cài

Cách chăm sóc răng khi niềng răng mắc cài


Việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng mắc cài sẽ khó khăn với một số bạn, trong bài này Nha Khoa Phương sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc răng miệng trong thời kì niềng răng. Nha Khoa Phương xin chia sẻ với các bạn các cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng.

- Môi của bạn sẽ bị khô khi gắn mắc cài niềng răng vì vậy hãy dùng son dưỡng môi trong suốt quá trình niềng răng của bạn để môi không bị nứt nẻ, hãy mang theo son dưỡng môi ở bất kỳ nơi đâu để giữ gìn đôi môi của bạn. Khi quá trình niềng răng kết thúc bạn sẽ nhận ra rằng hàm răng của bạn sẽ đẹp lên rất nhiều , bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn mỗi khi bạn cười với một niềm tin như thế việc đeo niềng răng của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

- Đừng quá hoảng sợ hay lo lắng khi niềng răng bởi vì nó không đến mức tồi tệ như bạn nghĩ và bạn hãy nghĩ rằng điều này rất bình thường và mọi người ai cũng có thể niềng răng, kể cả người lớn, vã hãy tự tin khi cười với mọi người và suy nghĩ rằng mọi người không ai thấy bạn đang niềng răng .

niềng răng

- Cố gắng hạn chế ăn những đồ ăn cứng bởi vì chúng sẽ làm rớt mắc cài , làm cho quá trình niềng răng sẽ kéo dài hơn mất nhiều thời gian.

niềng răng

- Đừng chạm mạnh đến mắc cài bởi vì chúng có thể bị rơi ra khi bị tác động mạnh.

- Đeo niềng răng sẽ khiến bạn, ban đầu có cảm giác hơi lạ , những cơn đau nhẹ do răng của bạn đang bị kéo, bị kìm nén bởi hệ thống mắt cài, quá trình ê buốt có thể kéo dài vài ngày đầu, bạn có thể dùng một vài loại thuốc giảm đau nếu thực sự cần thiết.

- Cách hay nhất để bạn trải qua thời gian niềng răng là quan tâm chăm sóc răng miệng luôn sạch sẽ , như chải răng đúng cách và thường xuyên , nó sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ viêm nướu và mắc cài luôn được sạch sẽ , bạn sẽ cảm thấy quen dần qua thời gian.

Cảnh báo

Hãy ăn uống theo chỉ dẫn của nha sĩ trong những ngày đầu tiên sẽ rất quan trọng bởi vì theo thói quen bạn sẽ có thể làm bể mắt cài mới đeo mà các nha sĩ đã định hình.

Nếu bạn ăn các thức ăn như kẹo cao su hoặc kẹo ngọt chúng sẽ bám vào răng của bạn đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng của bạn bị ngả màu và có sự khác biệt màu răng giữa các vùng răng gắn mắc cài.

Bạn hãy chú ý vệ sinh răng thật kỹ nếu không vệ sinh răng kỹ bạn có thể bị sâu răng hoặc làm răng bị đổi màu.

Không nên ăn các đồ ăn cứng như đá, các loại hạt …. Nên ăn những thức ăn mềm và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.

Những thứ bạn cần

niềng răng
Bàn chải lông mềm



Bàn chải đánh răng dành riêng cho người niềng răng(loại bàn chải đánh răng này nha sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn sử dụng và nơi có thể mua chúng)

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Tìm hiểu về nắn chỉnh răng

Tìm hiểu về nắn chỉnh răng

Việc sở hữu một hàm răng đều và đẹp là điều ai cũng mong muốn nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều đó. Ngày nay với công nghệ nắn chỉnh răng (chỉnh nha) giúp sắp xếp các răng ngay ngắn, đều đặn, cải thiện về phương diện thẫm mỹ cũng như về chức năng ăn nhai sẽ giúp cho ước mơ của nhiều người trở thành sự thật. Việc này cũng phòng ngừa và điều trị các bất thường về răng, hàm và mặt nhằm mang lại sự hài hoà của hàm răng và khuôn mặt.

nắn chỉnh răng
Hàm răng đẹp sau khi nắn chỉnh răng

Vì sao cần nắn chỉnh răng

- Tạo cảm giác thoải mái và tự tin với hàm răng đều, đẹp.

- Nắn chỉnh răng không những tạo thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khoẻ răng miệng.

- Răng đều ngay thẳng giúp dễ vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng cũng như viêm nướu.

- Với hàm răng đều đặn việc ăn nhai cũng tốt hơn.

- Các răng mọc lệch lạc ảnh hưởng đến vấn đề phát âm và chức năng của hệ thống nhai.

- Răng không tiếp khớp tốt giữa hai hàm trên với dưới sẽ khiến các răng còn lại quá tải với lực ăn nhai.
Có các dạng khớp cắn sai

- Cắn ngược: Răng trên ở phía trong răng dưới.

- Cắn hở: Răng trên và các răng dưới không chạm nhau

- Chen chúc: Răng to hay cung răng nhỏ không đủ chổ để các răng sắp xếp.

- Cắn sâu: Các răng hàm trên che khuất răng hàm dưới

- Hở kẽ răng: Răng nhỏ so với cung hàm hay bi mất răng mà không làm răng giả nên các răng nghiêng, di.

Điều trị nắn chỉnh răng thường gồm 2 giai đoạn

nắn chỉnh răng
Hàm răng trước và sau khi nắn chỉnh



Hàm răng trước và sau khi nắn chỉnh răng

+ Giai đoạn điều chỉnh: Di chuyển răng đến vị trí thích hợp.

+ Giai đoạn duy trì : Giữ răng ở vị trí mới.

- Mắc cài là vật trung gian liên tục truyền lực di chuyển đến răng. Có thể chọn mắc cài thông thường bằng hợp kim hay mắc cài thẩm mỹ.

- Thời gian mang mắc cài khá lâu, từ 1 đến 3 năm.

Bên cạnh mắc cài còn có dây cung được cột vào mắc cài bằng dây đàn hồi, dây này có nhiều màu bạn có thể lựa chọn.

Giới thiệu trung tâm

nắn chỉnh răng

Nha Khoa Phương được thành lập từ tháng 5 năm 2007 bới Thạc sỹ Nghiêm Chi Phương - giảng viên trường Đại học Răng Hàm Mặt (hiện là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội). Khách hàng của chúng tôi đều nói về sự an tâm, tin cậy khi đến với Nha Khoa Phương, và khẳng định đây là nơi để đưa người thân của mình đến khi có nhu cầu chăm sóc răng miệng. Mong rằng bạn cũng sẽ như thế, để Nha Khoa Phương thực sự là "nha khoa của gia đình bạn!"

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Việc điều trị chỉnh nha được thực hiện như thế nào?

Việc điều trị chỉnh nha được thực hiện như thế nào?


Hiện nay chỉnh nha đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình điều trị chỉnh nha. Vậy điều trị chỉnh nha được thực hiện như thế nào?

Chỉnh nha như thế nào

Đầu tiên, bác sĩ chỉnh nha sẽ hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, lấy dấu nghiên cứu, chụp ảnh ngoài mặt và trong miệng và chụp phim tia X để đánh giá các chỉ số sọ mặt. Tập hợp tất cả các dữ kiện này, ngoài việc giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ lệch lạc răng mặt và lập kế hoạch điều trị, còn rất hữu ích để theo dõi tiến triển của điều trị.

Kế hoạch điều trị sẽ được bác sĩ thảo luận tỉ mỉ và chi tiết với bạn trước khi tiến hành điều trị. Bạn sẽ được mang khí cụ chỉnh nha là loại tháo lắp hay cố định hoặc phối hợp các loại khí cụ này trong từng giai đoạn.

Khí cụ tháo lắp là khí cụ bạn có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Thông thường khí cụ tháo lắp là những bản nhựa, trên đó có các móc dây kim loại, lò xo, cung môi... Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực của các thành phần trong khí cụ mỗi khi tái khám. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể điều chỉnh khí cụ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các khí cụ chỉnh hình chức năng như chụp đầu, bionator và khí cụ nới rộng hàm trên hướng dẫn phát triển và tăng trưởng của xương hàm ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Chẳng hạn, khí cụ nới rộng hàm trên có thể mở rộng hàm trên bị hẹp trong vài tháng. Chụp đầu có thể làm cho hai hàm trên và dưới hài hòa nhau hơn.

Khí cụ cố định là những mắc cài được gắn cố định vào răng. Mắc cài có thể bằng sứ, kim loại hay nhựa. Một dây kim loại liên kết tất cả các mắc cài và thông qua mắc cài tạo lực làm di chuyển răng đến vị trí mong muốn. Lực tạo ra do khí cụ này là lực nhẹ liên tục, làm di chuyển răng nhưng không gây ra tổn hại các cấu trúc nâng đỡ răng bên dưới.

Sau khi các răng đã di chuyển đến vị trí mong muốn, khí cụ sẽ được tháo ra và kết quả sẽ được duy trì thêm một thời gian bằng các biện pháp duy trì. Nếu không có thời gian điều trị duy trì, các răng có thể di chuyển trở lại, hay còn gọi là tái phát.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa