Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Niềng răng không mắc cài - Hiệu quả đến đâu?

Ngày nay, khi tiêu chuẩn sống ngày một cao và nhu cầu giao tiếp càng trở nên quan trọng, sở hữu một nụ cười đẹp, quyến rũ là lợi thế trong công việc cũng như đời sống xã hội.

Thế nhưng, không phải ai sinh ra cũng may mắn sở hữu ngay hàm răng đẹp, đều đặn như các diễn viên, minh tinh màn bạc. Vì thế, trong ngành nha khoa đã cho ra đời nhiều biện pháp để tái tạo, thẩm mỹ những hàm răng không được như ý, mọc lệch, hay móm, hô… Trong đó, hiện nay, phương pháp niềng răng không mắc cài đang được nhiều người lựa chọn.
Vậy niềng răng không mắc cài là gì? Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp niềng răng truyền thống? Thời gian điều trị bao lâu, có đau không và hiệu quả đến đâu?

Niềng răng không mắc cài Invisalign là một giải pháp chỉnh nha sử dụng một loạt khay trong suốt, tháo lắp được, giúp bạn chỉnh răng một cách dễ dàng mà không cần dùng đến nẹp niềng răng như mắc cài hay dây kim loại. Đây là phương pháp chỉnh răng mới, hiện đang rất thịnh hành tại Mỹ.

Nhờ công nghệ 3D mô phỏng toàn bộ quá trình điều trị, Invisalign giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Từ đó sẽ sản xuất ra một bộ gồm nhiều khay thích hợp cho từng bệnh nhân. Bạn sẽ mang mỗi khay 2 tuần rồi chuyển qua khay mới, răng của bạn sẽ di chuyển dần cho đến khi đạt kết quả như mong muốn. Do vậy, phương pháp này rất phù hợp với những bệnh nhân ở xa vì ít có sự cố bong mắc cài, sút dây...

Thời gian và chi phí điều trị tùy vào mức độ khó của từng trường hợp, trung bình khoảng 12-24 tháng, nha sĩ của bạn sẽ xác định thời gian cần thiết là bao lâu sau khi thiết lập kế hoạch điều trị cụ thể.

Điều dễ nhận thấy, ưu điểm của niềng răng không mắc cài là tính thẩm mỹ cao, mọi người xung quanh không biết bạn đang niềng răng và vấn đề vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng dễ dàng hơn, do có thể tháo ra được để chải răng như bình thường.

Trong thời gian niềng răng, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi ê hoặc đau khi vừa mới mang khay. Nhưng điều đó là bình thường vì cho thấy các khay Invisalign đang có tác dụng di chuyển răng bạn tới vị trí mong muốn. Sự ê ẩm này sẽ dần biến mất cho tới khi bạn thay khay mới.

Vậy hiệu quả niềng răng không mắc cài đến đâu?

Theo thống kê của Align Technology hiện đã có hơn 1,7 triệu bệnh nhân trên khắp thế giới đã và đang điều trị theo phương pháp này và đạt hiệu quả như mong muốn.

Theo các bác sĩ nha khoa, thời điểm để đạt được hiệu quả tốn nhất khi điều trị niềng răng là lứa tuổi từ 12 – 16 tuổi. Tuy nhiên, với phương pháp niềng răng không mắc cài này người lớn ở bất kỳ lứa tuổi nào vẫn có thể điều trị chỉnh nha bằng phương pháp này. Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh và các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, vùng răng cần điều trị, cách đặt các điểm chịu lực, các cấu trúc giải phẫu liên quan…Do đó, bác sĩ nha khoa trước khi điều trị cần phải tìm hiểu kỹ các chỉ định và các yếu tố để có những phác đồ điều trị mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Niềng răng thưa

Bạn nhận thấy hàm răng của mình chưa hoàn hảo? Răng bạn bị thưa? Bạn thắc mắc không biết làm thế nào để chỉnh răng thưa? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Răng thưa là gì ?
Răng thưa là tình trạng có khe hở giữa các răng. Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Hầu hết những than phiền về vấn đề này là khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, thắng môi bám thấp cũng là một nguyên nhân thường gặp của hở kẽ giữa hai răng cửa giữa.
Phương pháp niềng răng thưa:
-Hàn đóng khe thưa bằng vật liệu composite thẩm mỹ giống như màu răng của bạn, tức là hàn cho mỗi răng bên cạnh khe thưa to ra một chút. Cách này rất nhẹ nhàng không phải mài răng, thời gian chỉ khoảng 15 phút cho một khe thưa, thường áp dụng cho những khe thưa nhỏ < 2mm.Với phương pháp này bạn cần giữ gìn hạn chế cắn đồ cứng và thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng ( VD: Ăn đồ nóng + Uống nước đá )
-Làm chụp sứ cho nhưng răng bên cạnh khe thưa: Cách này hiệu quả, răng bóng đẹp, độ cứng, bền cao, những răng quá thưa có thể chia lại khoảng cách và thêm răng sao cho cân đối hài hòa. Cách này chi phí cao và cần phải mài bớt một lớp ngoài của răng.
-Chỉnh nha: Dùng mắc cài cố định trên răng, tác động trên dây cung bằng lực nhẹ, kéo các răng từ từ lại gần nhau. Cách này giữ nguyên răng của bạn, tuy nhiên giá tiền có đắt hơn, thời gian kéo và cố định lâu từ 1-2 năm.
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân nên khi đến với nha khoa Úc Châu chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp hiệu nhất.
niềng răng thưa thẩm mỹ
Niềng răng thưa giúp bạn có hàm răng đẹp hoàn hảo và phát âm chuẩn hơn
Niềng răng thưa có lợi gì ?
-Niềng răng thưa sẽ giúp bạn có hàm răng đẹp, tạo cho bạn sự tự tin trong giao tiếp.
-Khoảng cách giữa các răng khít vào nhau nên tránh được việc thức ăn bám vào khe răng, phát sinh vi khẩn gây hại răng.
-Phát âm chuẩn hơn
Niềng răng thưa tại nha khoa thẩm mỹ có tốt không?
Bạn đang tìm trung tâm nha khoa để chỉnh sửa hàm răng chưa hoàn hảo của mình ? Bạn đang tìm trung tâm nha khoa uy tín với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng tu nghiệp tại nước ngoài, hết lòng với bệnh nhân. Những điều bạn muốn đều được trung tâm nha khoa chúng tôi đáp ứng với chất lượng phục vụ tốt nhất, giá cả hợp lý.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Những chú ý sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng bạn cần chú ý hết sức cẩn thận trong thời gian niềng vì sẽ có một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thành công của niềng răng sau này. Sau đây là 2 chú ý cơ bản trong thời gian niềng: 

Đánh răng đúng cách sau khi niềng răng:
Đối với những người đang mang niềng răng, việc đánh răng phức tạp hơn một chút, bạn phải sử dụng thêm một số dụng cụ khác để làm sạch răng, việc đánh răng cũng cần tỉ mỉ hơn. Đó là bởi vì, khi bạn niềng răng, thì móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ thức ăn và mảng bám lại trên răng, dần làm hại men răng và gây viêm lợi nếu thức ăn không được chải sạch. Chính vì vậy, những người niềng răng phải đánh răng hết sức cẩn thận, đảm bảo loại sạch thực phẩm mắc kẹt trong niềng răng.Bạn dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor. Bạn nên đánh răng từ dưới lên và từ trên xuống ở mỗi răng với bàn chải lông mềm. Đặt bàn chải ở góc độ mà bạn cảm giác lông bàn chải ở ngay đường viền nướu, tốt nhất là nghiêng 45 độ và xoay tròn nhẹ.Để làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, bạn sử dụng chỉ nha khoa, đưa chỉ qua dây niềng, sau đó chuyển động nhẹ nhàng sợi chỉ theo chiều từ trên xuống dưới nhưng cần cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm tổn thương lợi.
Những chú ý ăn uống sau khi niềng răng:
  • Những thực phẩm mềm
Sau khi niềng răng, những tuần đầu tiên, bạn nên dùng những thực phẩm mềm tránh gây những tổn thương ban đầu làm lệch niềng hay đứt niềng răng.Chẳng hạn như bạn có thể dùng các món như: các món luộc, các loại nước ép và sữa chuaTheo thời gian điều trị, răng của ban được thắt chặt hơn, bạn cũng nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm mềm cho đến khi bạn cảm thấy không càn khó chịu hay đau đớn nữa.
  • Hạn chế các loại đường
Cần Tránh ăn đồ ngọt, chips và uống soda. Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sinh ra axít và bợn răng, do đó có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi. Vì vậy, bạn nên tránh uống trà, nước ép trái cây và những đồ uống tối màu hoặc có màu sáng.Đặc biệt là kẹo cao su, caramels thì không nên ăn chúng khi bạn đang trong quá trình niềng răng. Ngoài các nguy cơ khác cho răng miệng, chúng có thể làm hư dây thép và nẹp bị bong ra hoặc làm cong niềng răng của bạn.
  • Thực phẩm phải cắn mạnh
Niềng răng là phương pháp được tiến hành niềng trên mặt của răng, do đó bạn không nên ăn những loại thực phẩm có độ cứng và giòn cần có một lực mạnh để cắn và nhai. Những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như cà rốt hoặc táo thì nên cắt ra từng miếng nhỏ trước khi ăn.Tránh ăn những loại thức ăn dặm giòn và cứng như bắp rang, đậu phộng và kẹo cứng vì chúng là những thức ăn cần phải nhai nhiều có thể làm đứt niềng răng hay khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Điều cần lưu ý khi chỉnh nha cho trẻ

Sự phát triển của trẻ em đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi lập kế hoạch điều trị chỉnh nha. Hiểu biết kỹ lưỡng về sự phát triển của trẻ sẽ giúp phụ huynh và bác sĩ nắm bắt đúng thời cơ để điều trị những sai lệch hàm mặt tại những thời điểm hợp lý, đạt được kết quả tối đa, hạn chế những rủi ro và thất bại khi điều trị chỉnh nha. Tuy nhiên cha mẹ trẻ khi quyết định niềng răng cho trẻ em cũng cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ nụ cười sau này.

Nhiều trẻ em có vấn đề cần phải chỉnh hình răng ở độ tuổi còn nhỏ nên các bậc cha mẹ nên đưa con mình đi khám sớm để được điều trị tốt các bậc phụ huynh nên đưa con mình đến khám nha sĩ chỉnh nha ở độ tuổi 8-11 là tốt nhất. Một số cha mẹ đôi khi đưa trẻ đến khám chỉnh nha ở độ tuổi 12 – 14, lúc này hầu hết các răng vĩnh viễn đã mọc. Các nha sĩ chuyên chỉnh nha thường ước gì có thể khám cho những trẻ này ở độ tuổi sớm hơn, vì có thể thực hiện những điều trị can thiệp sớm ví dụ như cho trẻ đeo các khí cụ giúp phát triển xương hàm, nên các răng vĩnh viễn sẽ có đủ khoảng trống để mọc lên, giảm thiểu tình trạng nhổ răng để điều trị chỉnh nha sau này.
Một vài nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng theo chiều dọc là do tư thế thói quen như: mở miệng, đẩy lưỡi… vì vậy bác sĩ chuyên khoa niềng răng sẽ chuyển đổi tăng trưởng theo chiều dọc sang chiều ngang bằng cách hướng dẫn trẻ em thay đổi các thói quen kết hợp với niềng răng mà không cần nhổ. Niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm, vì nó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ sau này.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Sự thật về niềng răng

Niềng răng là gì?


-  Là quá trình dùng lực tác động lên răng để di chuyển, sắp xếp trở lại khớp cắn đúng.
Dưới đây là một số điều tổng hợp về niềng răng mà bạn hay thắc mắc
1. Độ tuổi niềng răng tốt nhất
Niềng răng từ bé (khoảng 11-12 tuổi) để có kết quả tốt nhất. Khi bé bắt đầu thay răng sữa sang răng vĩnh viễn, nên cho bé đi khám. Bác sỹ có thể mang khí cụ để loại bỏ những lệch lạc cần can thiệp sớm. Tốt nhất là niềng răng khi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh vì giai đoạn này, răng còn dễ di chuyển trong xương. Tuy nhiên, người trưởng thành vẫn thực hiện được phương pháp này.
2. Thời gian niềng răng của tường giai đoạn
chỉnh răng cho người bị móm khác với người bị hô và răng mọc lệch lạc ở chỗ: Thời gian bắt đầu sớm hơn và điều trị lâu hơn. Các vật liệu được sử dụng làm niềng răng là một, hợp kim không từ tính nhẹ.
Giai đoạn 1: Khoảng 5-6 tuổi, bệnh nhân mang khí cụ kích thích sự phát triển của hàm trên làm giảm sự phát triển của hàm dưới. Giai đoạn này kéo dài 2-3 năm.
Giai đoạn 2: Đeo mắc cài, thường bắt đầu khi răng sữa được thay toàn bộ, khoảng 12-13 tuổi, kéo dài 2-3 năm.
Giai đoạn 3: Mang chụp cằm để duy trì và ngăn hàm dưới phát triển quá mức. Quá trình này kéo dài qua 18 tuổi.
3 Làm thế nào làm việc khi niêng răng ?
Niềng răng thường sử dụng các kim loại nhỏ được đặt trên tất cả các răng của bạn và kết hợp với nhau bằng một sợi . Dây được được làm từ chất có đàn hồi nhỏ, mà đi kèm trong một loạt các màu sắc khác nhau . Niềng răng đặt áp lực liên tục trên răng của bạn giúp làm răng bạn thẳng hơn. Niềng răng thường là kim loại, nhưng bạn có thể sử dụng nhựa được gần như vô hình .Công nghệ hiện nay ngày một phát triển đã tạo ra nhiều loại mắc cài gần như là vô hình, nên bạn có thể yên tâm vì nó sẽ không ảnh hưởng mấy đến sinh hoạt hằng ngày cũng như  công viêc của bạn.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Hiện tượng ê buốt răng

Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng là hiện tượng gặp phải và ảnh hưởng tới rất nhiều người. Hiện tượng này thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít. Trong điều kiện bình thường, ngà răng bên trong (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng. Theo thời gian, lớp men bao phủ trở nên mỏng hơn và do vậy có ít tác dụng bảo vệ hơn. Nướu cũng có thể tụt theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng.
Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm. Dưới đây là hình ảnh những ống ngà khi được quan sát dưới kính hiển vi:
Ngà răng.

Ê buốt răng do đâu mà có?

Hiện tượng lộ ngà răng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến là :
  • Sự tụt nướu do tuổi tác hoặc chải răng không đúng cách.
  • Những thức uống có tính axít cao (như là soda) gây mòn men và lộ ngà răng.
  • Cảm giác ê buốt răng gặp phải khi nghiến răng có thể gặp phải ở hầu hết hoặc tất cả các răng.
  • Chải răng với kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày có thể gây mất men răng.
  • Các bệnh nướu khi mắc phải có thể gây tụt nướu.
  • Răng mẻ hoặc gãy làm lộ ngà răng.
Ngoài ra, một số biện pháp điều trị nha khoa có thể gây ra hiện tượng răng ê buốt. Những biện pháp điều trị răng miệng như tẩy trắng răng, cạo vôi răng, đeo niềng răng hoặc trám răng đều được cho là nguyên nhân gây ra triệu chứng răng nhạy cảm trong suốt hoặc sau quá trình điều trị.

Cách phòng ngừa răng ê buốt?

Bước đầu tiên trong việc điều trị ê buốt răng là xác định nguyên nhân gây ra ở đâu - một nha sĩ có thể giúp bạn việc này. Nếu ê buốt răng gặp phải do bị lộ ngà thì có một số bước bạn cũng như nha sĩ có thể tiến hành nhằm làm giảm ê buốt bao gồm :
  • Dùng bàn chải lông có lông siêu mềm.
  • Chải răng đúng cách để giúp ngăn ngừa sự mòn men răng và sự tụt nướu
  • Dùng kem đánh răng đặc chế giúp giảm ê buốt
  • Nha sĩ có thể :
    • -Thoa gel fluor lên những vùng ê buốt để giúp răng thêm chắc.
    • -Kê toa gồm kem đánh răng có hàm lượng fluor cao để sử dụng hằng ngày.
    • -Phục hình răng, tái tạo lại những chỗ bị mất men răng.
Cuối cùng, cho dù bạn có phải đi đến phòng nha hay chỉ cần những sản phẩm kem đánh răng mua ở cửa hàng, điều quan trọng nhất là bạn phải đi khám nha sĩ để họ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra ê buốt răng và giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục hiệu qủa

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt cho trẻ: kiến thức về quá trình điều trị

Trong bài trước, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm của CHRHM, một số vấn đề có liên quan và thời điểm cần tiến hành CHRHM. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến việc điều trị CHRHM.

Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt ở trẻ em

Thông thường có 2 hình thức điều trị chỉnh hình răng hàm mặt (CHRHM) ở trẻ là cố định hay tháo lắp, hoặc kết hợp cả 2 loại.

CHRHM tháo lắp

Là loại khí cụ mà tự trẻ có thể tự tháo ra và lắp vào miệng dễ dàng theo ý muốn. Trẻ sẽ tự mang hàm mỗi ngày và có thể cả khi ngủ. Bác sĩ (BS) điều trị sẽ hướng dẫn cách mang và thời gian mang mỗi ngày.
Hàm thường được sử dụng để di chuyển, điều chỉnh một răng hay một nhóm răng. Khí cụ chỉnh nha tháo lắp có rất nhiều loại hình thức và tác dụng khác nhau, do BS CHRHM chỉ định, thiết kế và thực hiện.
Thuận lợi của loại khí cụ này là trẻ có thể tháo ra theo ý muốn nên dễ được chấp nhận và trẻ có thể ăn, uống những món mà mình ưa thích trong quá trình điều trị. Hàm tháo lắp có ưu điểm là thực hiện nhanh, rẻ tiền và thoải mái cho bệnh nhân khi cần tháo ra, nhất là khi ăn.
Tuy nhiên, bất lợi của loại khí cụ này là dễ bị hư hỏng, dễ bị mất, kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thái độ hợp tác của trẻ, vì nó chỉ có tác dụng khi mang vào miệng. Nếu trẻ không tự giác mang hàm thường xuyên liên tục, kết quả điều trị sẽ bị hạn chế. Khí cụ này không điều chỉnh được những lệch lạc răng phức tạp, do những bất lợi này, khí cụ tháo lắp thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị và sau thường được thay thế bằng khí cụ cố định.
Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt cho trẻ: kiến thức về quá trình điều trị - Chăm sóc bé - Bệnh răng miệng ở trẻ em - Chăm sóc sức khỏe - Chăm sóc trẻ em - Sức khỏe trẻ em

CHRHM cố định

Khí cụ cố định thường bao gồm các mắc cài, dây cung và khâu được gắn chặt lên răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ được tháo ra khi hoàn tất điều trị, bệnh nhân không cần phải thao tác gì cả.
Các mắc cài nếu bằng kim loại thì sẽ có màu kém thẩm mỹ nhưng hiện nay đã có một số loại mắc cài thẩm mỹ làm bằng mắc cài sứ, composite, hoặc đá, có màu như men răng nên khi mang sẽ đẹp hơn. Các loại thun đàn hồi có nhiều màu sắc được gắn vào mắc cài để giữ dây cung vào các mắc cài và khâu, đồng thời tạo lực trên dây cung và răng.
Khí cụ này được gắn chặt lên răng và có rất nhiều ưu điểm: điều trị cho hiệu quả tốt đối với những trường hợp răng lệch lạc phức tạp, kết quả điều trị ít phụ thuộc vào bệnh nhân. Tuy nhiên, nhược điểm của điều trị bằng khí cụ cố định là chi phí khá cao.

Quá trình CHRHM ở trẻ được tiến hành như thế nào?

Lần khám đầu tiên: BS sẽ lấy mẫu răng bằng thạch cao để nghiên cứu và chụp những phim X-quang cần thiết để phục vụ cho chỉnh nha.
Lần khám thứ 2: sau khi khám lâm sàng, có phim X-quang đầy đủ, bác sĩ sẽ tư vấn những thông tin về quy trình thực hiện chỉnh răng, sẽ có phương pháp điều trị riêng cho từng trường hợp, cho biết thời gian chỉnh răng trong bao lâu, trao đổi các qui định trong việc hợp tác CHRHM để có hiệu quả, các chi phí cần thiết cho việc điều trị.
Các lần khám tiếp theo đúng lịch hẹn của BS, cách nhau khoảng 2 tuần hay 1 tháng: BS gắn mắc cài lên răng, chỉnh dây cung và mắc cài để từ từ điều chỉnh các răng lệch lạc vào đúng vị trí của nó, xử lý các vấn đề cụ thể xảy ra trong quá trình nắn chỉnh răng. Những ngày đầu mang mắc cài trên răng, trẻ có thể hơi đau và thấy không thoải mái lắm, nhưng chỉ sau 1 – 2 tuần trẻ sẽ thích nghi dần.

Việc điều trị chỉnh hình răng kéo dài bao lâu?

Chỉnh nha là một quy trình điều trị được thực hiện trong một khoảng thời gian dài tùy từng trường hợp. Thời gian thực tế còn phụ thuộc vào độ tuổi, tính nghiêm trọng các sai lệch, mức độ lệch lạc của răng và sai hình của hàm, mức độ phức tạp phải di chuyển răng, phương pháp điều trị được áp dụng và sự hợp tác của bệnh nhân, sự đáp ứng của mô đối với vấn đề di chuyển răng nên rất khó đưa ra thời gian điều trị chính xác.
Nói chung, thời gian chữa trị với những khí cụ CHRHM trung bình kéo dài từ 1-3 năm. Đối với trẻ em, việc điều trị có thể chia thành nhiều đợt: đợt đầu là giai đoạn chỉnh nha phòng ngừa, can thiệp; sau đó là tạm dừng và giám sát những thay đổi trong quá trình trẻ mọc đủ răng vĩnh viễn và cuối cùng là giai đoạn CHRHM toàn diện.

Tầm quan trọng của sự hợp tác của bệnh nhân trong điều trị

Điều trị chỉnh nha là một điều trị đòi hỏi thời gian lâu dài và cần có sự theo dõi liên tục, đầy đủ. Muốn điều trị chỉnh hình thành công cần sự nỗ lực hợp tác của cả BS và bệnh nhân. Sự hợp tác chặt chẽ giữa cha mẹ và trẻ được chỉnh hình là rất cần thiết để đạt kết quả tốt. Muốn vậy cần:
- Luôn tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi và điều chỉnh khí cụ, phải tuân thủ các hướng dẫn, lời dặn của BS (cách đeo và thời gian đeo thun, các khí cụ trợ lực). Nghiêm túc mang những khí cụ tháo lắp như: dây thun, băng đầu, khí cụ duy trì đúng theo sự hướng dẫn của BS CHRHM. Các khí cụ chỉnh nha khi ở đúng vị trí sẽ tạo ra các lực hữu hiệu và cho kết quả tốt nếu mang đủ thời gian. Ngược lại, có thể không có tác dụng hoặc thậm chí có thể gây chấn thương.
- Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đặc biệt khi điều trị bằng các khí cụ cố định để phòng ngừa sâu răng hoặc viêm nướu và hôi miệng. Nếu không vệ sinh răng miệng tốt, có thể sẽ xuất hiện hiện tượng đốm trắng mất khoáng, sâu răng hoặc viêm nướu.
- Phụ huynh nên giám sát và kiểm tra để bảo đảm trẻ vệ sinh răng miệng tốt và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của BS khi mang các khí cụ. Cần kiểm tra các khí cụ, mắc cài hay khâu ở tình trạng tốt hay không. Nếu có bị sút, gãy hoặc gây đau thì báo cho BS ngay.
- Phải ngưng các thói quen xấu của trẻ như: thói quen mút tay, tật đẩy lưỡi… Việc điều trị sẽ không thành công nếu các thói quen trên không được loại bỏ.
- Trẻ cần chịu đựng và chấp nhận một ít sự khó chịu về phát âm khi mang các khí cụ điều trị CHRHM, nhất là khí cụ tháo lắp hoặc có thể bệnh nhân bị đau trong một hai tuần lễ đầu.
- Trẻ cần tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của BS CHRHM trong việc ăn uống như không được ăn những thức ăn dai, cứng như đá cục, kẹo, hạt đậu, bánh mì cứng hay những thức ăn dính, không được cắn bút hay viết chì sẽ làm hư sút các mắc cài chỉnh hình và dễ làm gãy, rớt và biến dạng các khí cụ chỉnh hình làm kết quả điều trị sẽ lâu hơn.
- Trẻ không nên chơi những môn thể thao như đá banh, hoặc chơi những trò chơi có thể gây chấn thương vùng mặt hoặc làm chấn thương răng.

Tại sao trẻ phải tiếp tục mang một số khí cụ sau khi nắn chỉnh các răng về đúng vị trí?

Quá trình điều trị chỉnh nha không chỉ là nắn chỉnh các răng về vị trí mong muốn, mà nó còn gồm cả một giai đoạn cuối được gọi là “giai đoạn duy trì”. Sau khi các răng đã di chuyển đến đúng vị trí, bệnh nhân sẽ phải tiếp tục mang một loại khí cụ để duy trì kết quả đạt được, nhằm giữ các răng ở đúng vị trí ổn định.
Điều trị duy trì là rất quan trọng để ổn định sự vững chắc của xương và răng, vì sau khi tháo khí cụ chỉnh hình, mô nha chu cần có thời gian để tổ chức lại cấu trúc, nướu và xương xung quanh tiếp tục điều chỉnh. Mặt khác, áp lực mô mềm luôn có khuynh hướng đẩy các răng trở về vị trí cũ.
Khí cụ duy trì có thể là khí cụ cố định hay tháo lắp, hoặc có thể chỉ là một đoạn dây kim loại được dán vào mặt trong của các răng. Mang những khí cụ này theo đúng hướng dẫn là cách bảo đảm tốt nhất để ngăn ngừa sự tái phát trong CHRHM. Thời gian mang khí cụ duy trì thay đổi tùy từng trường hợp, có thể kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn để ngăn ngừa sự dịch chuyển trở lại của răng.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

TRÁM RĂNG THẪM MỸ

Trám răng thẫm mỹ được chỉ định cho răng bị sâu, răng bị nhiễm sắc tetra, nhiễm fluor hay những khiếm khuyết trên men răng, 

Có nhiều kỹ thuật nhằm phục hồi sức khỏe ban đầu cho răng và làm răng đẹp hơn:
-         Trám răng thẫm mỹ
-         Trám răng amalgam (trám chì)
-         Trám răng bằng kỹ thuật ART
Trám răng thẩm mỹ:
            Sử dụng vật liệu composit nha khoa, có nhiều màu sắc tương hợp với màu răng thật của từng bệnh nhân, có độ thẫm mỹ cao, ít bị mài mòn, thích hợp cho tất cả các loại xoang.
            Composit dính chặt vào men răng và ngà răng nhờ liên kết hóa học, nên sẽ ít mất mô răng thật khi trám.
Trám răng bằng Amalgam (Trám chì):
            Ngày nay kỹ thuật này ít được sử dụng, do vật liệu chì có màu xám bạc, nhiễm sắc màu răng quanh miếng trám theo thời gian, dễ dẫn nhiệt, dẫn điện, gây kích thích tủy răng.
            Ưu điểm của kỹ thuật này là giá rẻ và miếng trám chịu lực tốt.
 Trám răng bằng kỹ thuật ART:
            Với kỹ thuật này, Bác sĩ - Nha sĩ không cần phải mài răng của bạn, chỉ cần làm sạch xoang sâu bằng dụng cụ cầm tay GIC của hãng Fuji – Nhật bản.
            Bác sĩ - Nha sĩ thường áp dụng kỹ thuật trám răng này cho trẻ em, người già và trong các phòng khám răng di động.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa