Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Những kiến thức cơ bản cần nhớ để có hàm răng khỏe và đẹp

I. Cấu tạo, chức năng của răng và nướu
1. Cấu tạo
- Hai hàm: hàm trên, hàm dưới
- Hệ răng vĩnh viễn: 32 răng
- Hệ răng sữa: 20 răng
- Cấu tạo bên ngoài: thân - cổ răng - chân răng
- Cấu tạo từ ngoài vào trong: men - ngà - tủy.
2. Chức năng:
- Ăn nhai - giúp tiêu hóa
Răng cửa: cắn
Răng nanh: xé
Răng tiền hàm và răng hàm: nhai nghiền.
- Phát âm - giúp nói, hát.
- Tạo vẻ đẹp trên khuôn mặt.
- Liên quan và tăng cường sức khỏe chung.
- Định dạng hình thái và nhân trắc trong pháp y.
II. Lịch mọc răng sữa và răng vĩnh viễn
1. Lịch trình mọc răng sữa

RăngHàm trênHàm dưới
Răng cửa giữa mọc từ tháng thứ
8 – 12
6 – 10
Răng cửa bên10 – 1410 – 16
Răng nanh18 – 24
16 – 20
Răng hàm thứ I16 – 2014 – 22
Răng hàm thứ II
24 – 30
20 - 28
2. Lịch trình mọc răng vĩnh viễn

RăngHàm trênHàm dưới
Răng cửa giữa mọc ở độ tuổi7 – 86 – 7
Răng cửa bên8 – 97 – 8
Răng nanh11 – 139 – 10
Răng cối nhỏ thứ I10 – 1110 - 12
Răng cối nhỏ thứ II10 – 1211 – 12
Răng cối lớn thứ I6 – 76 – 7
Răng cối lớn thứ II12 – 1311 – 13
Răng cối lớn thứ III (răng khôn)17 – 3118 - 25
3. Những điểm cần nhớ:
- Sốt mọc răng.
- Răng có thể mọc sớm hay muộn từ 3 – 6 tháng.
- Lưu ý răng cuối cùng (răng khôn).
- Răng mới mọc có thể chưa ngay hàng, hở kẻ.
III. Bệnh sâu răng
1. Nguyên nhân:
- Vi khuẩn + đường ® Axít ®Răng ® Sâu răng
2. Diễn tiến:
- Sâu men: không đau.
- Sâu ngà: đau khi có kích thích.
- Viêm tủy: đau tự phát.
- Tủy chết, tủy thối.
3. Hậu quả:
- Đau, sưng.
- Nhiễm trùng tại chỗ:áp-xe, viêm quanh chóp răng, viêm họng, viêm a-my-đan, viêm xương.
- Nhiễm trùng toàn thân: viêm khớp, viêm màng trong tim, viêm thận, nhiễm trùng huyết...
- Tử vong.
- Tốn tiền và thời gian.
4. Phòng ngừa bệnh sâu răng:
- Chải răng thường xuyên, đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Dinh dưỡng tốt – ăn uống cân bằng và hợp lý.
- Dùng flour để phòng ngừa sâu răng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
IV. Bệnh nha chu
1. Nguyên nhân:
2. Diễn tiến:
- Tích tụ mảng bám vi khuẩn.
- Hình thành vôi răng trên nướu hay dưới nướu.
- Viêm nướu: nướu sưng, đỏ, đau, chảy máu, mủ.
- Nha chu viêm: chảy máu hay mủ, túi nha chu, tiêu xương, răng lung lay.
3. Hậu quả:
- Đau.
- Chảy máu hay mủ, gây hôi miệng.
- Răng lung lay, lệch lạc răng hàm, mất răng.
- Giảm sức nhai.
- Nhiễm trùng tại chỗ: áp-xe, viêm mô tế bào, viêm họng, viêm a-my-đan...
- Nhiễm trùng toàn thân.
- Tốn tiền và thời gian.
4. Phòng ngừa bệnh nha chu:
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và thường xuyên.
- Dinh dưỡng tốt.
- Điều trị và kiểm soát một số bệnh toàn thân.
- Khám răng định kỳ.
V. Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng
1. Thức ăn tốt cho răng và nướu
- Đủ 4 nhóm thức ăn:
·  Nhóm bọt đường.
·  Nhóm thịt, cá, trứng, tôm, cua.
·  Nhóm chất béo.
·  Nhóm cung cấp sinh tố và khoáng chất:có nhiều trong sữa, rau quả, thức ăn tươi có chất xơ...
2. Thức ăn không tốt cho răng và nướu
- Bánh ngọt, kẹo có nhiều đường.
- Thức uống có nhiều đường.
3. Ăn uống cân bằng và hợp lý
- Ăn, uống đúng và đủ chất.
- Ăn đường vào bữa ăn chính.
- Tránh ăn quà vặt có nhiều đường, nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi đi ngủ.
- Nên ăn nhiều trái cây tươi.
- Chải răng hay súc miệng kỹ sau khi ăn, nhất là thức ăn hay thức uống có nhiều đường.
VI. Các biện pháp làm sạch răng miệng
1. Biện pháp cơ học:
- Lau sạch răng bằng gạc đối với trẻ con.
- Chải răng và kẻ răng với bàn chải.
- Làm sạch kẻ răng với chỉ tơ nha khoa.
- Làm sạch kẻ răng với tăm xỉa răng.
- Súc miệng sau khi ăn.
- Ăn thức ăn tươi có chất xơ
- Bác sĩ làm sạch răng với dụng cụ nha khoa.
2. Biện pháp hóa học:- Súc miệng với nước muối loãng.
- Súc miệng với dung dịch có thuốc sát khuẩn.
VII. Chọn và giữ gìn bàn chải răng
1. Bàn chải thích hợp và hiệu quả:
- Đầu bàn chải phải vừa với miệng.
- Cán cầm vừa tay. Đối với trẻ em, nên chọn bàn chải cán thẳng sẽ giúp trẻ dễ cầm hơn.
- Lông bàn chải cao bằng nhau. Đỉnh lông có đầu tròn để tránh làm trầy xước nướu răng. Các sợi không dày hay thưa quá.
- Lông có độ mềm vừa phải.
2. Giữ gìn bản chải:- Tại nhà.
- Tại trường.
- Mỗi người nên có một bàn chải răng riêng.
- Sau khi chải răng xong, nên rửa bàn chải thật sạch.
- Vẩy bàn chải thật ráo.
- Cắm bàn chải vào ly, giỏ hay giá bàn chải.
- Sau 3 tháng nên thay bàn chải mới.    

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Nước bọt và tác dụng trị liệu

Nước bọt (NB) còn có các tên khác như nước dãi, nước miếng. Nó là sản phẩm bài tiết của các tuyến nước bọt, ngoài chức năng khởi phát cho sự tiêu hóa, nó còn nhiều chức năng quan trọng khác. Tuy nhiên không chỉ có thế, NB còn có tác dụng trị liệu trong y học phương Đông. Và ngày nay y học hiện đại cũng nghiên cứu NB vào điều trị.
Một chất dịch đặc biệt
NB là dịch lỏng, trong suốt, không màu, quánh, pH 6,5; có nhiều chức năng quan trọng như: tiêu hóa (có enzym thủy phân tinh bột), bôi trơn (giúp cho các hoạt động nhai, nuốt và nói), làm sạch (loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở miệng và răng), tái khoáng hóa (giúp lành sâu răng ở giai đoạn sớm), bảo vệ (như một yếu tố kháng khuẩn chống lại vi sinh vật và trung hòa acid do mảng bám vi khuẩn sinh ra).
Khoa học hiện đại đã chứng minh trong NB có hơn chục loại enzym, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, các acid hữu cơ và hormon cần thiết cho cơ thể. Ví dụ, ngoài men amylase tiêu hóa, còn có lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch, muccus protein bảo vệ niêm mạc dạ dày...
Nước bọt với y học phương Đông
Các thầy thuốc đời xưa rất trọng nước bọt, coi nó như một vị thuốc, có tác dụng cầm máu kỳ diệu, mau làm lành vết thương. Trong các sách thuốc cổ, NB còn được gọi bằng nhiều mỹ từ như: thần thủy, ngọc tuyền, quỳnh dịch, hay kim tân ngọc dịch... Theo y học phương Đông, thì NB thuộc loại tân dịch mà tân dịch có sự kết hợp tinh tuý nhất giữa nước và ngũ cốc. Tân dịch là chất bổ dưỡng đối với cơ thể, làm cho da mềm mại, tăng tính đàn hồi, bôi trơn các khớp xương, bổ dưỡng não và tủy sống, thông khiếu, làm cho sáng mắt...
Lý Thời Trân, danh y Trung Quốc thế kỷ 16, có ghi rõ trong bộ sách Bản thảo cương mục như sau: "NB vị mặn, tính bình, không độc. Dùng chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, còn có tác dụng làm sáng mắt, phá tan màng mộng, giải độc, trừ tà độc và ngộ độc vì thủy ngân". Trong sách còn ghi thêm: "Muốn có NB tốt thì sáng sớm thức dậy chưa ăn uống gì, chưa nói gì, dùng NB mới tiết ra bôi ngay lên mụn nhọt". Còn Trương Cảnh Nhạc (danh y đời nhà Minh, Trung Quốc) thì viết: "Nuốt NB có thể sống lâu, trừ được nhiều bệnh, bồi bổ ngũ tạng và làm khỏe cơ, đẹp da".
Và y học hiện đại
Nghiên cứu về NB, TS. Stanley Cohen (nhà khoa học Mỹ đã từng được giải Nobel về y sinh lý) đã phát hiện trong NB có chứa một yếu tố sinh trưởng biểu bì, có tác dụng tái tạo và nhân lên số lượng tế bào da. Ngoài ra trong NB còn có chứa một lượng nhỏ các chất có hoạt tính sinh học khác như yếu tố sinh trưởng thần kinh, có tác dụng kích thích sự phân hóa và tái tạo tế bào thần kinh cảm giác và thần kinh giao cảm.
Một nghiên cứu khác cũng ở Mỹ, người ta quan sát thấy khi bị thương các con vật thường hay liếm vết thương của mình. Qua hiện tượng này, các nhà khoa học nghĩ rằng, theo bản năng, động vật đã biết sử dụng NB để giúp mau lành vết thương, đồng thời chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Để kiểm chứng, các nhà sinh học Mỹ đã nghiên cứu xác định được trong NB có chứa một loại protein thiên nhiên Secretory Leucocyte Protease Inhibitor tác động như một chất chống viêm, đồng thời còn có tác dụng đối kháng với sự thoái hóa biến chất của nhiều protein trong cơ thể, đặc biệt ở giữa lớp biểu bì. Mặt khác, loại protein này còn chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm từ nhiều chủng loại vi sinh vật kể cả nấm gây bệnh. Vấn đề này đang được tích cực nghiên cứu trên chuột phòng thí nghiệm, và người ta cho rằng nó sẽ là chìa khóa mở ra những viễn cảnh tốt đẹp trong việc điều trị các bệnh ngoài da, cũng như trong phẫu thuật.
Còn các nhà khoa học Pháp, thuộc Viện Pasteur lại nghiên cứu phát hiện trong NB của người có một chất chống đau tự nhiên. Khi thử trên súc vật, các nhà khoa học thấy chất này có tác dụng giảm đau mạnh hơn nhiều lần morphin, và họ đặt tên cho chất đó là opiorphin là dạng phân tử sinh ra tự nhiên và có thể chuyển hóa nhanh chóng. Qua những thử nghiệm trên chuột cho thấy: khi tiêm 1mg opiorphin trên 1kg trọng lượng chuột có công dụng giảm đau ngang với tiêm từ 3-6mg morphin. Các nhà nghiên cứu vấn đề này cho biết, họ đang liên hệ với một hãng dược phẩm và hy vọng sẽ có sự hợp tác nghiên cứu sâu hơn để sớm có loại thuốc giảm đau opiorphin trong thời gian tới.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Cấu tạo mô học của răng

Cấu trúc của răng có nhiều lớp, từ ngoài vào trong:
Men răng (enamel):
  • Là lớp ngoài cùng có độ dầy mỏng tùy theo mặt răng, Mặt nhai của răng hàm có độ dầy nhiều nhất (Từ 1mm-3mm), răng cửa có men mỏng nhất. Men răng không có màu và trong suốt, nên màu răng là màu của ngà. Men răng không có dây thần kinh cảm giác nên men răng không biết đau.
  • Tế bào men răng có hình lăng trụ sắp xếp theo chiều hướng tâm. Do đó men răng rất cứng và chịu lực theo chiếu đứng của răng, nhưng men răng lại có khuyết điểm là dễ bị rạn nứt, dễ bị tách ra theo chiều dọc. Men răng có khuyết điểm là tuy dầy ở mặt nhai nhưng lại rất mỏng tại những hố và rãnh (pits and fissures), ở đáy hố, rãnh, men răng rất mỏng . Ở cổ răng nơi tiếp giáp giữa thân răng với chân răng không có men, do đó nếu chải răng không đúng cách (theo chiều ngang, horizontal) sẽ làm mòn khuyết cổ răng. Do các khuyết điểm trên men răng mà axít (lactic acid) dễ ngấm vào dưới hố rãnh và tạo thành lỗ sâu. Ở người lớn tuổi hay người bị bệnh nha chu nướu răng bị tuột, chân răng bị lộ ra sâu răng sẽ đi ngược từ dưới lên làm cho lổ sâu khó phát hiện và răng dễ bị gẩy ngang vì sâu ở cổ răng làm răng rất yếu.

  • Men răng là mô xương cứng nhất trong cơ thể, tuy nhiên nhưng do cấu tạo bởi các tế bào hình lăng trụ theo chiều đứng và hướng tâm, có đặc tính giòn và dễ nứt khi có va chạm mạnh , hoặc nhiệt độ trong miệng thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. Khi ta đang ăn nóng mà uống nước đá lạnh ngay, nhiệt độ làm men răng dãn nở rồi lại co rút nhanh quá, men răng sẽ bị nứt.
Nhiều người thường có câu hỏi uống nước đá nhiều có làm sâu răng không?
  • Đáp:Nước đá không làm sâu răng nhưng nhiệt độ nóng lạnh tăng giảm đột ngột làm men răng bị nứt, tạo điều kiện làm răng dễ bị sâu hơn nhất là ở bệnh nhân ăn nhiều kẹo bánh ngọt mà không chải răng.
Bình thường men răng ở mặt nhai răng hàm (cối ) có thể chịu một lực rất lớn trên 50kg/ 1cm2 , do đó miếng trám với chất trám amalgam bạc rất tốt vì có thể chịu nổi sức nhai 50kg/ 1cm2
  • Một nghệ sĩ xiếc có thể cắn hàm răng để xoay và nâng một người nặng khoảng 70kg là chuyện bình thường. Có vài vận động viên với hàm răng rất khỏe có thể dùng hai hàm răng cắn lại kéo một chiếc xe tải nặng cả tấn vẫn được. Những người đó chắc chắn là không bị bệnh nha chu.

Ngà răng (Dentine):
  • Tế bào ngà răng có độ cứng không bằng men, nên ngà răng rất dễ bị axít phá huỷ nếu men răng bên trên bị hỏng thì ngà răng sẽ dễ bị sụp đổ nhanh chóng. Màu của ngà răng cũng là màu của răng vì men răng không có màu, do đó muốn tẩy trắng răng thì thuốc phải ngấm được vào bên trong lớp ngà và thường gây nên ê buốt. Do cấu tạo bên trong, giữa các tế bào ngà có những ống nhỏ chứa dây thần kinh và mạch máu nên ngà răng có cảm giác đau khi sâu răng tiến vào sâu trong lớp ngà. Ngà răng cảm giác với nóng lạnh , chất chua ngọt, và hơi gió lạnh.
Cũng như men răng, ngà răng một khi đã bị sâu, mất chất bị bể, mẻ sẽ không tự tái tạo lại được. Cách duy nhất để tái tạo ngà răng bị mất là trám răng hoặc làm răng giả.
  • Ngà răng thường là do di truyền (hereditary) và bẩm sinh (congenital) về màu sắc cũng như về độ cứng. Ở trẻ nhỏ khi răng chưa mọc, mầm răng rất dễ bị nhuộm màu của thuốc, trong đó nếu cho bé uống kháng sinh tetracycline khoảng từ 3-6 tuổi các răng vĩnh viễn sau nầy sẽ có màu vàng nâu của thuốc nầy. Các cháu nhỏ sinh vào những năm 1975 và thập niên 1980 ở VN thường hay bị nhiễm tetracycline làm răng bị vàng để lại hậu quả suốt đời. 
  • Do thời đó ít chủng loại thuốc kháng sinh nên một số BS nội khoa hay kê toa với thuốc trụ sinh tetra mà không xem tuổi của bệnh nhân, nhất là trẻ em.
  • Kháng sinh họ tetra (Oxytetra, tetracycline, terramycine có màu vàng) khi vào cơ thể ngoài răng ra nó còn làm xương cũng bị vàng, nhưng vì xương nằm bên trong không ai thấy được màu vàng bị nhiễm. Tuy vậy nếu đứa trẻ trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc hoàn tất rồi thì không bị nhiễm màu vàng của thuốc nữa.
  • Răng bị nhiễm tetra và nhiễm fluor (fluorosis) không thể tẩy trắng được. Trám thẩm mỹ (Để đấp mặt răng) chỉ là tạm thời chửa cháy, vì màu của răng được trám có trắng hơn nhưng cũng bị xám và xỉn màu, đổi màu lại rất nhanh. Bệnh nhân muốn làm đẹp và lấy lại màu sắc bình thường đều phải chụp mão sứ lên. Mão sứ (porcelain hay ceramic crowns) có màu bóng đẹp và bền như răng thật. (Hiện nay với kỹ thuật cadcam và vật liệu zirconium để làm mão và cầu răng sứ EMAX ZIRAD rất đẹp_Mời các bạn xem đọan nói về sứ tòan bộ EMAZ ở chuyên mục về răng giả_)

Tủy răng(Pulp):
  • Gồm buồng tủy (pulp chamber) và ống tủy chân răng (root canal). Buồng tủy là trung tâm điểm của răng, chứa mạch máu và dây thần kinh để nuôi răng. Mạch máu dẫn từ trong xương và đi vào răng từ dưới gốc răng, qua lổ chóp chân răng (apex). Khi lỗ sâu đi vào tới buồng tủy sẽ gây nhiễm trùng tủy và làm viêm tủy. Lúc đó răng sẽ đau nhức dữ dội và nếu không được chữa tủy kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan xuống gốc răng gây áp xe răng, viêm mô tế bào và viêm khớp răng
Chân răng (Root):
  • Là phần nằm trong xương hàm, cấu tạo của chân răng là ngà chân răng ( cementum,hay ngà gốc răng) có độ cứng nhiều hơn ngà vùng thân răng. Chân răng không hàn chặt với xương hàm mà được bao quanh bởi dây chằng nha chu (periodontal ligament), nhờ đó mà chân răng nằm êm ái trong xương ổ răng.
  • Chóp gốc răng (apex) là nơi mà chùm mạch máu và dây thần kinh đi vào trong chân răng và đi đến buồng tủy. Vùng chóp răng rất dễ bị nhiễm trùng một khi răng bị chết tủy mà không được chữa nội nha tốt.
Mô nâng đỡ răng:
  • Gồm nướu (hay lợi), dây chằng nha chu và xương ổ răng:
Nướu răng (gum, lợi răng):
  • Là niêm mạc mô mềm bao phủ nền hàm và sàn miệng. Nướu răng bao quanh răng ở vùng ổ răng để che chở cho chân răng bên dưới. Bình thường nướu răng ở sát cổ răng và có độ hở (không dính chặt với men răng) khoảng 1mm, ta gọi là nướu tự do (free gingival), phần dưới là nướu dính (gingival attachment) bám chặc vào dây chằng nha chu. Nướu có màu hồng nhạt và bao quanh cổ răng một lớp rất mỏng, gai nướu ở vùng kẽ răng nhọn. Nướu săn chắc là nướu lành mạnh, nướu phồng rộp dễ chảy máu (khi ấn vào và khi chải răng thấy máu) là nướu đã bị viêm (gingivitis)
Nướu bệnh lý là nướu viêm có màu đỏ sậm, gai nướu phồng to, ấn vào hay chải răng mạnh làm chảy máu. Ta gọi tình trạng nầy là viêm nướu, thường viêm nướu là do vôi răng, chải răng cẩu thả hoặc không đúng phương pháp gây nên mảng bám (dental plaque),đóng bựa, đóng vôi (calculus) và làm viêm nướu.
  • Men răng của chúng ta tuy mặt ngoài thấy bóng nhưng thật ra là nhám và hơi bị rỗ mặt (Khi nhìn vào kính hiển vi), do đó có nhiều người thấy men có những đốm đen bám vào, thường ở bệnh nhân trẻ tuổi và không hút thuốc lá, không uống trà hoặc café. Tại sao? Răng lại bị những đốm đen, chải kỹ mà vẫn không sạch được?. Những người nào bị như vậy chắc chắn là có vấn đề ở nướu, do có viêm nướu, nướu rất dễ chải máu lúc ngủ. Trong máu có hồng cầu, có nhiều chất sắt, khi sắt bị oxide hóa sẽ biến thành màu đen, hiện tượng nầy cũng xảy ra khi uống nước có chất phèn là oxýt sắt nhị có thể nhựôm màu làm răng bị đen. Suốt đêm máu tụ lại trên mặt răng, nhiều lần và dần dần sẽ có màu đen, không thể chải sạch bằng kem mà phải đánh bóng bằng bột đánh bóng răng lúc cạo vôi (cleaning và scaling, polishing)
Dây chằng nha chu có tác dụng như cái nệm (đệm) ngăn cách chân răng với xương ổ răng (Alveolar, socket). Dây chằng nha chu cấu tạo bởi những sợi collagen có tính đàn hồi, một đầu gắn vào xương ổ răng, một đầu bám vào ngà chân răng làm cho răng đứng vững chắc trong xương hàm. Do đó răng không phải đứng yên và cứng nhắc mà răng có cử động, khi ta ăn, lực cắn nhai làm răng bị lún xuống một ít rồi lại bung trở lên là nhờ dây chằng nha chu. Bình thường khi nhai thức ăn không cứng lắm ta thấy rất êm ái là nhờ tác dụng co dãn của dây chằng nha chu và lực cắn nhai được chia đều trên các răng. Nếu vô tình ta cắn phải một hạt sạn cứng, ta sẽ thấy đau nhói lên là do lực của cả hàm răng chỉ đè lên một răng làm cho nó bị quá tải, chóp răng sẽ chạm mạnh vào xương ổ răng và gây đau. Có khi lực va chạm quá mạnh làm đứt dây thần kinh và mạch máu nuôi răng khiến răng bị chết.
  • Dây chằng nha chu dễ bị hư hỏng khi có vôi răng bám vào, độc tố của vi khuẫn sẽ phá hủy cấu trúc dây chằng làm cho nướu bị tuột lòi chân răng và tiêu xương ổ răng, đó là bệnh nha chu.
So với sâu răng, bệnh nha chu nguy hiểm hơn, tuy rất dễ phòng ngừa, nhưng khi đã nặng thì rất khó chữa, hơn nữa sâu răng trên từng cái răng còn bệnh nha chu làm răng mất hàng loạt. Bệnh nhân bị nha chu viêm thường không biết , vì bệnh nha chu tiến triển âm thầm, không gây đau đớn như sâu răng, đến lúc răng bị lung lay thì quá trễ.
Răng sâu không chữa sớm, biến chứng qua tủy làm tủy răng chết và nhiễm trùng lan qua dây chằng nha chu làm viêm khớp răng (arthritis), làm răng lung lay và gây đau nhức khi ăn nhai.
Xương ổ răng bao quanh chân răng, bình thường xương ổ bao phủ đến cổ răng và giúp răng đứng vững trên hàm. bệnh nha chu làm tiêu xương ổ, răng không còn chỗ bám nữa sẽ lung lay và rụng sớm.
Với tuổi tác, nướu răng bị tuột xuống phía dưới cổ răng ta gọi là tuột nướu sinh lý bình thường (normal gingival regression) ở người lớn tuổi, xương ổ răng cũng bị teo đi và răng cũng lung lay theo.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Nếu hàm răng vĩnh viễn chỉ có 28 răng mà không có răng khôn thì có phải là bất thường không?

Trong thời đại văn minh hiện nay nếu răng của bạn chỉ có 28 răng thay vì 32 răng như bình thường thì vẫn là tốt và may mắn vì nếu bạn biết giữ gìn răng kỷ lưởng thì trong hàm 28 răng là đủ. Răng khôn mọc sau cùng thường hay bị thiếu chỗ mọc nên hay gây tai biến (accident) rồi cũng phải nhổ đi.

  • Người tiền sử trước thời đại chúng ta khoảng 10.000 năm, theo các di chỉ khảo cổ học tìm thấy có người đến 34 răng hay 36 răng. Do người xưa đi săn bắn và ăn thịt sống, hàm răng của họ phải khoẻ mới nhai mạnh được.
  • Dần dần với sự tiến hoá, loài người đã biết dùng lửa nấu chín thức ăn và ăn những thức ăn mềm hơn. Xương hàm càng ngày thu nhỏ lại, số răng trên hàm cũng giảm dần. Hiện nay tỷ lệ số người không có đủ răng khôn từ 20%-30% và tỷ lệ số người có răng khôn mọc lệch cũng rất cao (Từ 30-35%).
  • Như vậy nếu chúng ta không có răng khôn đó là điều may mắn vì 28 răng nếu giữ tốt là quá đủ. Trong thời đại văn minh hiện nay, thực phẩm được chế biến rất nhiều, thức ăn không cứng rắn như trước, chúng ta nhai ít đi, xương hàm cũng sẽ thoái hóa dần, nhỏ dần, nếu cứ mọc răng đầy đủ thì những răng cuối cùng sẽ không đủ chỗ mọc. Không phải ai có đủ 32 răng mới là khôn và thông minh. Chính những người chỉ có 28 răng mới là những người tiến hoá và hiện đại vì khoa học tiên đoán trong một thời gian không xa (Khoảng một vài trăm năm nữa, loài người chỉ có 28 răng) Các răng mọc chen lấn xen kẻ nhau khiến cho hàm răng bị lệch lạc,lộn xộn phài nắn chỉnh mất rất nhiều thời gian và công sức

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Ăn trầu và hệ lụy răng miệng


Ăn trầu thuốc có thể gây tổn thương niêm mạc miệng
  • Ăn trầu là một thói quen có từ rất xưa, hiện nay vẫn còn phổ biến ở những người cao tuổi. Thói quen này liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người hay không? Mặc dù cơ chế sinh bệnh còn chưa được rõ ràng nhưng nhiều nhà y học cho rằng nó có thể gây ra các tổn thương niêm mạc miệng và các tổn thương này có thể phát triển thành ung thư niêm mạc miệng. Các tổn thương này y học gọi là tổn thương tiền ung thư.
Ăn trầu có thể gây nên những tác hại gì?
  • Khi ăn trầu do tác dụng trực tiếp của miếng trầu hoặc do cọ xát của miếng trầu trong lúc nhai khiến niêm mạc có thể bị tổn thương. Niêm mạc miệng bị tróc vảy ở lớp thượng bì hay có những vết trợt. Niêm mạc này bị bong ra hay còn dính lại một cách lỏng lẻo trên bề mặt niêm mạc miệng, đặc biệt là ở hai bên má. Tổn thương có màu đỏ sáng, khi chùi sạch có thể thấy lộ những đốm vàng. Ngoài ra còn có các tổn thương tiền ung thư khác như là bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng. Cho đến nay, các nhà bệnh học miệng trên thế giới cũng chưa hiểu rõ hết cơ chế bệnh sinh của tổn thương niêm mạc miệng nói chung và tổn thương niêm mạc miệng ở người ăn trầu nói riêng.
Liên quan giữa ăn trầu và tổn thương tiền ung thư
  • Nhiều công trình nghiên cứu ở Đông Nam Á và Nam Á đã chứng minh một cách rõ rệt mối liên hệ giữa ăn trầu và ung thư niêm mạc miệng. Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu trên mẫu dân số Ấn Độ. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã ghi nhận tất cả các ung thư miệng đều xảy ra ở người có thói quen ăn trầu có kèm theo dùng thuốc lá. Chỉ trong thời gian gần đây mới có một số công trình nghiên cứu ở Đài Loan chứng minh ung thư miệng có mật độ xuất hiện cao và phổ biến ở những người ăn trầu mà không dùng thuốc lá. Năm 1993, Van Wyk và cộng sự đã trình bày một nghiên cứu làm nhiều người ngạc nhiên với vai trò sinh ung thư của cau ở những người chỉ nhai cau mà không nhai trầu. Kết quả này đã được khẳng định qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) của Ashby và cộng sự: Chất arecoline và arecaodine có thể gây ra những biến đổi trên DNA. Thêm vào đó, cau làm tăng tần số trao đổi giữa các sister chromatid cùng cặp và gây lệch lạc nhiễm sắc thể trong tế bào lympho của máu ngoại biên cũng như các tế bào có nhân nhỏ trong số các tế bào sừng bong ra khỏi niêm mạc miệng. Các chất nghiền ra từ trái cau kích thích sự tổng hợp collagen và đây chính là điều có thể giải thích cho tổn thương xơ hoá dưới niêm mạc của những người ăn trầu lâu năm.
Ngoài các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, ăn trầu, nhiều công trình nghiên cứu còn đề cập đến một số yếu tố khác có liên quan đến tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng: chế độ ăn uống, nhiễm nấm, nhiễm virut, tình trạng vệ sinh răng miệng.
Môi và má là hai vị trí thường thấy nhất và cũng là vị trí thoái hoá của ung thư sau này ở người phụ nữ Việt Nam ăn trầu. Đây là một đặc điểm khác với phương Tây, do môi và má là hai nơi thường xuyên tiếp xúc với miếng trầu ăn trong miệng. Phần lớn, các bà cao tuổi ăn trầu lâu năm đều có hiện tượng lưỡi teo nhỏ, khó cử động, há miệng bị hạn chế do miệng bị túm nhỏ lại, sờ nắn có cảm giác niêm mạc bị xơ chai có thể do xơ hoá dưới niêm mạc hay do quá trình lão hoá của niêm mạc.
Có nên ăn trầu hay không?
  • Ăn trầu là một thói quen văn hóa, tập tục của từng dân tộc. Thói quen này có nên duy trì hay không điều này còn tùy thuộc vào từng dân tộc, địa phương. Tuy nhiên đứng về phương diện y học, dựa trên các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, khuyến cáo chúng ta không nên duy trì thói quen này.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ tổn thương sừng hoá niêm mạc miệng ở người ăn trầu là 47,4% và tổn thương sừng hoá niêm mạc ở người không ăn trầu là 2,4%.
Tỷ lệ có tổn thương tiền ung thư ở những người ăn trầu là 1,71%, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi (theo thời gian ăn trầu). Tuổi ăn trầu nhiều nhất đó là 55 – 64 tuổi và 65 – 75 tuổi. Người ăn trầu có nguy cơ bạch sản cao gấp 13 lần, nguy cơ lichen phẳng cao gấp 15 lần, xơ hoá dưới niêm mạc cao gấp 124 lần so với người không có thói quen ăn trầu, người ăn trầu cùng với thuốc có nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư cao gấp 3 lần so với người không có thuốc. Người ăn cau khô có nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư cao hơn người ăn cau tươi 5 lần

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn

Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn răng vĩnh viễn với răng sữa, dẫn tới sai lầm là răng sâu thì cứ nhỗ rồi răng khác sẽ mọc lên thay thế.
Răng hay bị nhầm lẫn là răng hàm 6 tuổi vĩnh viễn (răng cối thứ I mọc lúc 6 tuổi)
Để giúp cho bà mẹ phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn cần chú ý các điểm sau:

*Trẻ được 2 tuổi: hoàn tất bộ răng sữa
*Đến 6 tuổi chú ý răng hàm vĩnh viễn (răng cối lớn) đầu tiên mọc phía sau các răng hàm sữa:răng nầy có kích thước to hơn răng sữa bên cạnh, và đếm từ chính giữa hàm vào nó là răng số 6. Trong khi răng sữa chỉ đếm tới 5.
Răng hàm vĩnh viễn thứ I không thay cho bất cứ một răng sữa nào.
Răng đầu tiên thay cho răng cửa sữa là răng cửa giữa vĩnh viễn hàm dưới mọc lúc 7 tuổi. Từ 7-8 tuổi răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên mới mọc.Khi mọc răng cửa trên thường rất to. Các phụ huynh thường lo âu về 2 răng cửa trên vì nó thấy to quá, không cân xứng với khuôn mặt của trẻ. Nhưng vì đây là răng vĩnh viễn và là răng của một người trưởng thành, khi đã mọc rồi nó không thay đổi nữa và nó chỉ thích hợp với xương hàm của trẻ khi trưởng thành (18 tuổi). Ở 7 tuổi xương hàm của trẻ còn quá nhỏ , kích thước xương hàm còn tiếp tục to ra cho đến khi trẻ được 18-20 tuổi (Khi đó mới có răng khôn)
Như vậy muốn phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa ta phải chú ý

  • Trước nhất là tuổi mọc răng: trước 6 tuổi chưa có răng vĩnh viễn,
  • Sau 6 tuổi chú ý răng trong cùng là răng hàm vĩnh viễn thứ nhất
  • Kích thước mặt nhai của răng hàm to hơn răng sữa
  • Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi , trên hàm mọc lẫn lộn răng sữa với răng vĩnh viễn như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng vĩnh viễn đều to hơn răng sữa
  • Màu của răng vĩnh viễn vàng sậm hơn răng sữa.
  • Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ đã có 28 răng vĩnh viễn.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Kiến thức về răng khôn

* Vì sao gọi là răng khôn? Có phải khi răng đó mọc là khôn ra không? Nên giữ hay nhổ răng khôn? (Huỳnh Thị Đan Huyền -Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai)
- Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Tùng Bá Khoa - Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương TP.HCM: Răng khôn (Wisdom tooth) là thuật ngữ nha khoa nói về chiếc răng số 8 hay răng cối lớn thứ ba (third molars) ở hàm dưới và hàm trên.
Răng khôn là răng mọc cuối cùng, thường ở độ tuổi từ 17 - 25 tuổi, là lứa tuổi trưởng thành về mặt trí tuệ nên được gọi là răng khôn chứ không phải nhờ răng này mà khôn hơn, thông minh hơn.
Hiện nay, răng khôn còn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái do nó mang lại thì rất phổ biến. Thông thường khi mọc răng khôn hàm dưới hay có nhiều biến chứng hơn răng khôn hàm trên. Do mọc sau cùng, phía trước có răng số 7, phía sau có cành lên xương hàm dưới nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, không được ngay ngắn. Khi răng khôn mọc, nếu có dấu hiệu bất thường, gây phiền toái, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và chữa trị. Hiện nay, chưa có thống nhất chính thức về việc nên hay không nên nhổ răng này.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Ký hiệu răng - bạn đã biết

Khi bệnh nhân đến khám răng, trên phiếu khám thường có sơ đồ răng để ghi lên đó chẩn đoán, kế hoạch điều trị và số răng sẽ làm. Khi đó mỗi răng sẽ có một ký hiệu riêng bằng số đễ viết ra đơn giản không mất nhiều thời giờ và khi đọc lên BS sẽ biết ngay đó là răng gì, nằm ở bên phải hay trái, hàm trên hay hàm dưới.
1.Ký hiệu quốc tế và Việt nam:
1.a.Trên răng vĩnh viễn (Hình):
Được qui định như sau:
-Các răng được đánh số từ giữa hàm đi vào trong:
1 : răng cửa giữa
2 : răng cửa bên
3 : răng nanh
4 : răng tiền hàm thứ I (cối nhỏ I)
5 : răng tiền hàm thứ II(Cối nhỏ II)
6 : răng hàm thứ I (Cối lớn thứ I)
7 : răng hàm thứ II(cối lớn II)
8 : răng khôn (cối lớn thứ III)
-Hai hàm răng chia làm 4 phần:
Trên- phải và trên-trái, dưới trái và dưới-phải
Như vậy mỗi người sẽ có 4 phần hàm:Trên phải, trên trái, dưới trái và dưới phải. Ký hiệu số cho các phần hàm sẽ đi từ bên phải hàm trên qua trái hàm trên, xuống dưới trái và sau cùng là dưới phải.
Các ký hiệu của phần hàm được đánh số theo chiều kim đồng hồ:
1và 2
4 và3
Trên- phải ký hiệu 1, và trên - trái ký hiệu 2
Dưới- phải ký hiệu 4, và dưới - trái ký hiệu 3
  • Trong ngành Y Khoa cũng như Nha Khoa qui định bên phải là bên phía tay phải của bệnh nhân, bên trái là phía tay trái của bệnh nhân.Ngược lại với hình của nhà báo và trên báo chí, khi nhìn vào một tấm hình nếu có chú thích bên phải hay bên trái tức là bên tay phải hay tay trái của người đọc chứ không phải của người trong ảnh.
Ký hiệu của một răng là số của răng đó cộng thêm con số phía trước để biết phần hàm nào trên hay dưới, trái hay phải:
Thí dụ: Răng số 36 là răng hàm thứ I bên trái và ở hàm dưới.
Răng 11 là răng cửa giữa hàm trên bên phải
Sau đây là sơ đồ răng vĩnh viễn của người lớn theo ký hiệu quốc tế và VN:
18171615141312112122232425*262728
48474645444342413132333435363738
Răng số *25 là răng tiền hàm thứ II (cối nhỏ thứ II) hàm trên bên trái
Răng số 46 là răng cối lớn thứ I hàm dưới bên phải
1.b.Ký hiệu quốc tế trên răng sữa của trẻ em (Hình):
Đối với răng sữa của trẻ em: Qui định cộng thêm số 5, 6 cho hàm trên và 7, 8 cho hàm dưới và cũng theo chiều kim đồng hồ:
5 cho phần hàm trên, bên phải / 6 cho phần hàm trên bên trái
8 cho phần hàm dưới, bên phải / 7 cho phần hàm dưới, bên trái
5 và 6
8 và 7
Sau đây là sơ đồ răng sữa của trẻ em :
55545352516162636465
85848382817172737475

Chúng ta chú ý hệ răng sữa chỉ có 20 răng, chỉ có răng hàm (cối) mà không có răng tiền hàm sữa (cối nhỏ), các răng hàm có ký hiệu 4 và 5
Cách đọc tên răng theo ký hiệu:
Răng số 54 là răng hàm sữa thứ I hàm trên bên phải
Răng số 72 là răng cửa sữa bên cạnh hàm dưới bên trái
Răng số 83 là răng nanh sữa hàm dưới bên phải
Khi thay răng vĩnh viễn thì răng hàm sữa số 4 và 5 sẽ được thay thế bằng răng tiền hàm 4, 5 vĩnh viễn ở người lớn
2.Ký hiệu răng vĩnh viễn theo các nha sĩ Mỹ:
Qui định không chia theo phần hàm mà đếm từ bên phải hàm trên qua bên trái hàm trên, xuống bên trái hàm dưới và qua bên phải hàm dưới. Như vậy ký hiệu răng ghi theo chiều kim đồng hồ và theo thứ tự của 32 răng như sau :
12345678910111213141516
17181920212223242526272829303132
Theo cách ghi nầy khó nhớ hơn và phải làm quen với ký hiệu mới biết được chính xác vị trí răng trên hàm

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa