Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Bệnh nướu và bệnh tim mạch

Bênh tim mạch ảnh hưởng đến tim và/ hoặc các mạch máu. Hơn 50 triệu người Mỹ mắc các vấn đề về tim mạch và bệnh tim mạch là nguyên nhân số một gây tử vong và ốm yếu tàn tật tại Mỹ. Theo thời gian các vấn đề về tim mạch đã được tìm ra, nguyên nhân cơ bản (xơ vữa động mạch) thường là khá phức tạp. Vì thế, phòng tránh những yếu tố nguy cơ như ăn uống thức ăn tốt cho sức khỏe, luyện tập thể thao và không hút thuốc là điều quan trọng then chốt.


Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng viêm nha chu có thể đi kèm với sự phát triển của bệnh tim mạch. Một giả thuyết đưa ra rằng các protein gây viêm và vi khuẩn trong mô nha chu viêm theo dòng máu và gây nên nhiều tác động đến hệ tim mạch. Một nghiên cứu gần đây đã kiểm tra sự hiện diện của loại vi khuẩn được biết đến là nguyên nhân của viêm nha chu và làm dày thành mạch máu được tìm thấy phổ biến trong bệnh nhân tim. Sau khi kiểm tra mẫu từ hơn 650 đối tượng, nhà nghiên cứu đã kết luận rằng sự gia tăng độ dày thành mạch máu có liên quan đến sự hiện diện của cùng chủng vi khuẩn được tìm thấy trong mảng bám răng gây viêm nha chu.

Nhiều khía cạnh sức khỏe của bạn nên được xem xét khi đánh giá tình trạng của bệnh nướu và khi phát triển những kế hoạch điều trị toàn diện. Những khía cạnh gồm nguy cơ phát triển hoặc nguy cơ tồn tại của bệnh tim mạch từ trước đó, những yếu tố tiên quyết để xem xét bao gồm tình trạng bệnh; khoảng thời gian của bệnh; mắc các bệnh khác như đái tháo đường, có thể ảnh hưởng đến bệnh tim mạch; và sự hiện diện của những yếu tố nguy cơ gây bệnh nướu. Thêm nữa là nha sĩ có thể trao đổi với bác sĩ của bạn để xác định mức độ cần chăm sóc, điều trị cho tình trạng bệnh và phúc lợi chung của bạn.

Giảm số lượng vi khuẩn và hạn chế sự hình thành mảng bám ở cả trên và dưới đường viền nướu, được gắn liền với sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Điều này được thực hiện bằng cạo vôi răng và xử lý bề mặt chân răng kết hợp chăm sóc răng miệng tốt tại nhà tốt. Các hướng dẫn vệ sinh răng miệng là phần quan trọng của quá trình điều trị cho tất cả bệnh nhân, đặc biệt những bệnh nhân có nguy cơ cao như những người bị bệnh tim mạch. Điều trị nên tập trung vào phòng ngừa bệnh nướu/lợi và viêm răng miệng, điều đó cần thiết để kiểm soát những biến chứng răng miệng kết hợp với bệnh tim mạch. Và vì chúng ta biết vi khuẩn là yếu tố gây viêm nướu cả ở những người khỏe mạnh, những người có bệnh nên được khuyến khích dùng chỉ nha khoa thường xuyên và chải răng 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có khả năng bảo vệ chống vi khuẩn.
Nguồn: nhakhoaphuong.com

Các giai đoạn viêm nướu

Bệnh Nướu là tình trạng viêm của nướu, có thể tiến triển làm ảnh hưởng tới phần xương bao quanh và nâng đỡ răng. Nguyên nhân của bệnh là do các vi khuẩn trong mảng bám – đây là một lớp màng không màu, dính được hình thành liên tục trên răng của bạn. Nếu không được loại bỏ hàng ngày bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ hình thành và vi khuẩn sẽ không chỉ tác động đến răng và nướu, mà thậm chí còn ảnh hưởng tới mô nướu và xương nâng đỡ răng. Điều này làm cho các răng bị lung lay, bị rụng hoặc có thể phải nhổ bỏ.
Có 3 giai đoạn của Bệnh nướu:
  • Viêm nướu: đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh nướu, là tình trạng viêm của nướu, gây ra bởi mảng bám hình thành trên đường viền nướu. Nếu việc chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày không loại bỏ được mảng bám, độc tố từ mảng bám này sẽ gây kích thích mô nướu, là nguyên nhân gây ra viêm nướu. Bạn có thể sẽ thấy chảy máu trong khi chải răng và dùng chỉ nha khoa.Ở giai đoạn sớm này, tổn thương có thể được hồi phục vì xương và mô liên kết nâng đỡ răng chưa bị ảnh hưởng.
  • Viêm nha chu: ở giai đoạn này, phần xương và dây chằng nâng đỡ răng đã bị tổn thương không thể hồi phục. Nướu của bạn có thể bắt đầu hình thành túi bên dưới đường viền nuớu, túi này là nơi ứ đọng thức ăn và mảng bám. Điều trị nha khoa đúng cách và cải thiện chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà giúp tránh khỏi những tổn thương trầm trọng hơn.
  • Viêm nha chu tiến triển: đây là giai đoạn cuối của Bệnh Nướu, dây chằng và xương nâng đỡ răng bị phá hủy làm cho răng của bạn bị trồi lên hay lung lay, hoặc có thể bị di chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự ăn nhai, và có thể sẽ phải nhổ răng nếu các biện pháp điều trị không cứu giữ được răng.
Làm thế nào để biết tôi có Bệnh Nướu?
Bệnh nướu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường là ở người lớn. Nếu được phát hiện ở những giai đoạn sớm, bệnh nướu có thể được hồi phục. Vì vậy nên tới nha sĩ khám khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Nướu đỏ, sưng, phồng, hoặc kích ứng.
  • Chảy máu nướu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Thân răng trông dài hơn do nướu của bạn bị tụt
  • Nướu tách rời khỏi thân răng, hình thành nên túi ở chân răng.
  • Thay đổi sự ăn khớp giữa các răng khi cắn.
  • Chảy mủ giữa nướu và răng
  • Hơi thở hôi hay vị khó chịu một cách thường xuyên trong miệng
Điều trị các Bệnh Nướu như thế nào?
  • Các giai đoạn sớm của bệnh nướu thường có thể hồi phục bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Sức khỏe răng miệng tốt giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám.
  • Cách duy nhất để loại bỏ những mảng bám hình thành và đã cứng lại thành vôi răng là đến nha sĩ hoặc kỹ thuật viên nha khoa để làm sạch răng. Nha sĩ sẽ “cạo” để làm sạch vôi răng trên nướu và dưới nướu cho bạn. Nếu tình trạng bệnh của bạn nghiêm trọng, nha sĩ có thể phải làm thủ thuật xử lý mặt chân răng cho bạn. Xử lý mặt chân răng giúp loại bỏ những gì bám trên bề mặt chân răng giúp cho mảng bám khó lưu giữ hơn.
Khám răng định kỳ giúp điều trị bệnh nướu ở giai đoạn đầu trước khi nó tiến triển sang tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đã ở giai đoạn nặng, bạn cần phải đến nha sĩ để được điều trị.

Nướu lành mạnh - Nướu khỏe mạnh là nướu săn chắc và không chảy máu. Nướu ôm sát răng.
Viêm nướu - Nướu bị viêm nhẹ, có thể có màu đỏ, sưng, và có thể chảy máu khi chải răng.
Viêm nha chu - Nướu bị tách rời và tụt khỏi răng. Điều này làm cho mảng bám di chuyển về phía chân răng, các dây chằng và xương nâng đỡ răng.
Viêm nha chu tiến triển - Các dây chằng và xương nâng đỡ bị phá hủy. Răng trở nên lung lay và có thể phải nhổ bỏ.

Nguồn: nhakhoaphuong.com

Đeo và chăm sóc khí cụ duy trì nha khoa của bạn

Cách chăm sóc khí cụ duy trì nha khoa?

Hầu hết các khí cụ duy trì nha khoa có thể tháo rời được, điều đó có nghĩa là bạn có thể tháo chúng ra khi ăn, khi chải răng và khi dùng chỉ nha khoa. Vì lý do này mà chúng dễ bị thất lạc. Rất nhiều người gói khí cụ này trong 1 cái khăn khi ăn và để quên chúng sau khi ăn rồi phải trả cả chục triệu để có 1 cái mới. Một cách tốt là bạn phải luôn nhớ mang theo hộp đựng khí cụ bên mình để cất giữ khí cụ khi bạn không đeo chúng. Mặt khác để bảo vệ, không nên để hộp đựng khí cụ duy trì trên bàn hay dưới ghế - luôn bỏ chúng ngay vào ba lô, ví hay túi của bạn.

Nha sĩ có thế cung cấp cho bạn thông tin về cách làm sạch và chăm sóc loại khí cụ duy trì của riêng bạn. Bất kể thuộc loại nào, bạn phải đảm bảo là bạn không ngồi lên, đạp lên hoặc những cách khác làm tổn hại đến những phần mong manh và mắc tiền của các thiết bị này.

Bạn phải đeo khí cụ duy trì bao lâu sau khi tháo niềng răng?

Nha sĩ có thể cho bạn biết là bạn phải đeo khí cụ duy trì trong bao lâu. Bởi vì mục đích của khí cụ này là để tránh các răng di chuyển trở về vị trí ban đầu, chúng phải được mang ít nhất cho đến khi xương hàm và nướu của bạn ổn định quanh vị trí của răng mới chỉnh hình. Rất nhiều bác sĩ chỉnh nha để nghị trẻ em hay thiếu niên mang khí cụ duy trì cho đến đầu hoặc giữa những năm 20 tuổi – khi mà tất cả các răng vĩnh viễn đã mọc và xương hàm ngưng phát triển
Nguồn:nhakhoaphuong.com

Đeo và chăm sóc khí cụ duy trì nha khoa của bạn

Cách chăm sóc khí cụ duy trì nha khoa?

Hầu hết các khí cụ duy trì nha khoa có thể tháo rời được, điều đó có nghĩa là bạn có thể tháo chúng ra khi ăn, khi chải răng và khi dùng chỉ nha khoa. Vì lý do này mà chúng dễ bị thất lạc. Rất nhiều người gói khí cụ này trong 1 cái khăn khi ăn và để quên chúng sau khi ăn rồi phải trả cả chục triệu để có 1 cái mới. Một cách tốt là bạn phải luôn nhớ mang theo hộp đựng khí cụ bên mình để cất giữ khí cụ khi bạn không đeo chúng. Mặt khác để bảo vệ, không nên để hộp đựng khí cụ duy trì trên bàn hay dưới ghế - luôn bỏ chúng ngay vào ba lô, ví hay túi của bạn.

Nha sĩ có thế cung cấp cho bạn thông tin về cách làm sạch và chăm sóc loại khí cụ duy trì của riêng bạn. Bất kể thuộc loại nào, bạn phải đảm bảo là bạn không ngồi lên, đạp lên hoặc những cách khác làm tổn hại đến những phần mong manh và mắc tiền của các thiết bị này.

Bạn phải đeo khí cụ duy trì bao lâu sau khi tháo niềng răng?

Nha sĩ có thể cho bạn biết là bạn phải đeo khí cụ duy trì trong bao lâu. Bởi vì mục đích của khí cụ này là để tránh các răng di chuyển trở về vị trí ban đầu, chúng phải được mang ít nhất cho đến khi xương hàm và nướu của bạn ổn định quanh vị trí của răng mới chỉnh hình. Rất nhiều bác sĩ chỉnh nha để nghị trẻ em hay thiếu niên mang khí cụ duy trì cho đến đầu hoặc giữa những năm 20 tuổi – khi mà tất cả các răng vĩnh viễn đã mọc và xương hàm ngưng phát triển.
Nguồn: nhakhoaphuong.com

Người lớn và mắc cài chỉnh nha

Tại Sao Có Nhiều Người Lớn Đeo Mắc Cài Chỉnh Nha?

Vì mắc cài đã trở nên nhỏ gọn dần và kín đáo hơn nên ngày càng có nhiều người lớn đang mang chúng vì nhiều lý do khác nhau. Một số người muốn chỉnh sửa những vấn đề về răng và hàm của họ trước khi xảy ra những hư hại nghiêm trọng. Số khác muốn mình trông đẹp hơn. Bạn hãy nhớ rằng các vấn đề về “thẩm mỹ” theo thời gian cũng có thể gây nên những nguy hại thực sự. Răng và hàm không đều đặn có thể gây mòn và nứt nhanh chóng, sâu răng tiến triển và bệnh nướu, dẫn đến phải đeo hàm giả hoặc phải tái cấu trúc và thậm chí phải phẫu thuật để chỉnh sửa chúng.

Những kỹ thuật mới và những tiến bộ với những mắc cài hoàn toàn không trông thấy được hoặc khó thấy hơn đã hướng sự chọn lựa của người lớn vào mắc cài để chỉnh sửa:

  • Khoảng hở giữa các răng
  • Các răng mọc trồi
  • Răng lệch lạc
  • Cắn sâu
  • Căn hở
  • Cắn chéo
Làm sao để biết liệu mắc cài chỉnh nha có thích hợp đối với tôi hay không?
Nếu bạn nghĩ rằng mắc cài đem lại nhiều lợi ích cho mình thì hãy nói nha sĩ của bạn giới thiệu cho bạn một chuyên gia chỉnh nha – người được học cách giải quyểt các vấn đề về răng mọc lệch lạc. Bác sĩ chỉnh nha sẽ quan sát răng của bạn, có thể chụp x-quang để nghiên cứu cấu trúc xương bên dưới. Dựa trên những điều quan sát được bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị cho bạn xem xét. Khi mắc cài chỉnh nha là một lựa chọn phổ biến đối với răng lệch, bác sĩ chỉnh nha cũng có thể cho bạn biết liệu bạn có thể được lợi hơn từ các kiểu chỉnh hình răng khác như các khí cụ tháo lắp, mão răng hay những khay chỉnh nha hay không.
Nguồn: nhakhoaphuong.com

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Cao răng và cách phòng ngừa

Khi bị cao răng, lúc đầu bạn chỉ cảm giác vùng lợi hơi ngứa, thời gian lâu hơn lợi có thể sưng đỏ, đau, thậm chí phì đại lấp đi một phần của răng... Khi giao tiếp với mọi người bạn cũng không thể tự tin khi hơi thở có mùi không dễ chịu. Vậy phải làm gì để loại trừ những phiền toái do cao răng mang lại? 



Mảng bám răng là gì? 

Mảng bám răng (hay bựa răng) là một lớp quánh dính, không màu bám trên bề mặt răng. Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1mg mảng bám (bằng kích thước 1 đầu tăm) có chứa tới 1 tỷ vi khuẩn. Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng. Khi màng bám răng còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng, nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng là gì?

Cao răng (hay vôi răng) là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy, nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ.

Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Tốc độ tạo cao răng ở mỗi người một khác, sự hình thành của nó bị ảnh hưởng của những thành phần có trong nước bọt, thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng. Sau khi đánh răng sạch khoảng 48 giờ là thời gian hình thành cao răng nhanh nhất, cao răng có màu nâu hoặc đen.

Tác hại của cao răng
Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.

Phương pháp lấy cao răng

Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay, vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. Sóng siêu âm tần số 25kHz, cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt.

Làm gì để phòng ngừa cao răng?

Đánh răng đúng cách. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì bạn để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 450 với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang. Nhưng mà chải răng theo hướng ngang thì lại không làm sạch được mặt kẽ giữa 2 răng. Vì vậy, để làm sạch ở vùng kẽ răng thì bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng, để làm sạch được mảng bám răng ở vùng kẽ.

Một ngày chải răng 2 lần: sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên dùng các loại kem đánh đánh răng có fluoride và các loại nước súc miệng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng (các kẽ răng), điều mà bàn chải không thể làm được.

Với những người bị lòi chân răng hoặc đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng và kích thích lợi. Phải thường xuyên đi khám, phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng, thông thường cứ 6 tháng một lần.

Nguồn : Nha Khoa Phương

Tủy răng là gì? Điều trị tủy răng là gì?

Tủy răng là gì ?

Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng.

Khi răng bạn có các triệu chứng như: lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn tự nhiên (đau tăng dần về đêm), răng bị đổi màu bất thường... bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị vì có thể tủy răng của bạn đã bị viêm hoặc hoại tử.



Điều trị tủy là gì?

Hiểu đơn giản điều trị  tủy là lấy bỏ tuỷ bị viêm hoặc bị hoại tử của răng bị bệnh, nhằm thay thế tủy răng, đồng thời sử dụng các vật liệu để trám bít ống tủy.

Các bước điều trị tủy

Trước tiên các nha sĩ chẩn đoán tủy răng của bạn đang trong tình trạng nào. Tuỳ từng nha sĩ và tùy từng tình trạng tủy của bạn mà bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị cụ thể cho tủy răng của bạn. Diễn biến bệnh lý tủy qua 3 giai đoạn sau: viêm tủy có hồi phục; viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.

1/ Điều trị viêm tủy có phục hồi 

Là tình trạng viêm nhẹ của mô tủy có khả năng hồi phục về trạng thái bình thường nếu các yếu tố bệnh nguyên được loại bỏ. Viêm tủy có hồi phục có thể không biểu hiện triệu chứng.

Nếu có thì thường là triệu chứng đặc thù như nhạy cảm với các kích thích nóng, lạnh hoặc không khí. Các kích thích này thường gây cảm giác ê buốt thoáng qua,thường chỉ kéo dài vài giây hoặc vài chục giây sau khi loại bỏ kích thích.

Thực tế lâm sàng giai đoạn viêm tủy có hồi phục rất ít gặp do bệnh nhân khi đến khám thường bệnh đã tiến triển nặng hơn.

2/ Điều trị viêm tủy không phục hồi 

Có thể là viêm tủy đau hoặc không đau, với viêm tủy không hồi phục thể đau. Cơn đau tủy điển hình: là cơn đau tự nhiên, thường đau lan tỏa lên nửa đầu nửa mặt cùng bên, bệnh nhân thường chỉ khu trú được vùng đau chứ không xác định được chính xác răng đau. Các cơn đau có thể kéo dài hàng giờ hoặc ngắn trong vài phút và nặng lên khi có các kích thích như: nóng, lạnh hoặc thay đổi tư thế.

Ổ viêm tủy không hồi phục thể không đau, trên lâm sàng có thể thấy lỗ sâu hở tủy hay một khối màu đỏ sẫm, lốm đốm vàng nhô ra khỏi buồng tủy. Bệnh nhân thường không có cảm giác đau.
Trong điều trị tủy không phục hồi có hai cách:

Cách 1:
           + Lần 1: Đặt thuốc diệt tủy, hẹn 3-5 ngày sau đến điều trị tiếp
           + Lần 2: lấy tủy, nong giũa sạch ống tủy rồi hàn tủy, hàn vĩnh viễn
Cách 2:
           + Bước 1: gây tê lấy tủy
           + Bước 2: nong giũa sạch ống tủy
           + Bước 3: hàn tủy

3/ Điều trị tủy chết, hoại tử

Bệnh nhân không có triệu chứng đau, đau chỉ xuất hiện khi có viêm lan rộng tới chân răng. Trên lâm sàng thấy có tổn thương tổ chức cứng, có thể có tiền sử đau buốt.
+ Lần 1 : mở tháo trống (mở thông ống tủy, buồng tủy với môi trường bên ngoài). Hẹn 4 ngày sau đến điều trị tiếp . Lưu ý: trong thời gian tháo trống, khi ăn bạn cần nhét bông vào lỗ trống để tránh thức ăn đọng lại chỗ trống đó.
+ Lần 2 : đặt thuốc sát khuẩn, hàn tạm, hẹn 2-3 ngày sau đến điều trị tiếp.Lưu ý: hàn tạm xong sau 1-2h mới được ăn.
+ Lần 3 : hàn tủy, hàn vĩnh viễn

Nguồn : Nha Khoa Phương



Chỉnh nha là gì ?

Chỉnh nha là gì ?

Chỉnh nha là một chuyên ngành trong nha khoa, chuyên về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị những bất thường về răng mặt. Những bất thường răng mặt là tình trạng lệch lạc của răng và xương hàm, đưa đến những rối loạn chức năng và đặc biệt ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Bác sĩ chỉnh nha phải có những kỹ năng chuyên sâu về thiết kế, gắn và kiểm soát các khí cụ chỉnh nha (như mắc cài) để di chuyển răng, môi, hàm vào vị trí phù hợp, làm cho khuôn mặt hài hòa hơn.


Tại sao chỉnh nha lại quan trọng ?

Chỉnh nha có thể làm tăng vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt khi răng, hàm và môi sắp xếp hài hòa nhau; thế nhưng một nụ cười xinh xắn không chỉ là lợi ích duy nhất. Một hàm răng lệch lạc có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu do khó vệ sinh răng miệng, ăn nhai khó khăn. Lực phân bố không đồng đều trên các răng có thể làm chấn thương khớp cắn, làm tiêu xương hoặc ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.... Ngoài ra, trong một số trường hợp, chức năng phát âm cũng bị rối loạn.
Chỉnh nha mang lại cho bạn không chỉ một khuôn mặt hài hòa, một hàm răng đều đặn mà còn góp phần phòng ngừa những vấn đề răng miệng khác.

Bao nhiêu tuổi thì chỉnh nha

Với những tiến bộ hiện nay của ngành chỉnh nha, cả trẻ em và người lớn đều có thể điều trị chỉnh nha được - vì răng khỏe mạnh có thể di chuyển được ở hầu hết các lứa tuổi. Tuy nhiên, việc điều trị tiến hành càng sớm sẽ càng tốt. Hiệp hội các Bác sĩ Chỉnh nha Hoa kỳ khuyến cáo trẻ em từ 7 tuổi nên được khám toàn diện về các vấn đề lệch lạc răng mặt. Một số vấn đề nếu được điều trị sớm sẽ dễ dàng hơn là đợi đến khi tất cả các răng vĩnh viễn mọc đầy đủ và khi sự tăng trưởng răng mặt đã gần như hoàn tất.

Đi khám bác sĩ chỉnh nha ở lứa tuổi nào cũng đều cần thiết cả nếu phụ huynh, nha sĩ tổng quát và bác sĩ y khoa thấy có vấn đề.

Nguồn : Nha Khoa Phương

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Trám răng có đau không?

Tác dụng trám răng

Tâm lý chung của mọi người là khi răng bị đau nhức mới tìm đến nha sỹ và không có thói quen lấy vôi răng, kiểm tra định kì 2 lần/ năm. Đó là lý do vì sao, khi đến khám hầu hết răng đau của bệnh nhân thường bị tổn thương lớn như sâu rộng, hoặc viêm tủy, chết tủy và được chỉ định chăm sóc răng đặc biệt. Hoặc có nhiều trường hợp, khi thấy răng bị ố vàng nhiều mới bắt đầu đi đánh bóng, lấy cao răng, sau đó nha sỹ lại phát hiện ra nhiều lỗ sâu và được chỉ định trám răng.



Trám răng là một phương pháp giúp phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng, có màu khá giống men răng vào chỗ bị sâu, giúp ngăn ngừa lỗ sâu bị lan rộng thêm, ngăn chặn vị khuẩn trú ngụ trong răng làm tổn thương răng. Hiện nay trên thị trường có hai hình thức trám răng là trám răng thẩm mỹ và trám răng vĩnh viễn. Trám răng thẩm mỹ sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng tự nhiên mà không phát hiện ra vết trám. Còn trám răng vĩnh viễn có màu sắc sẫm, dễ phát hiện nhưng nếu chăm sóc răng miệng tốt có thể duy trì đến 20 năm. Tùy theo thị hiếu, tình trạng mà bạn có thể lựa chọn hình thức trám răng sao cho thích hợp và đẹp mắt.

Trám răng có đau không?

Trám răng giúp bảo vệ và ngăn ngừa sâu răng, nhưng nhiều người vẫn lo sợ liệu “trám răng có đau không?”, có gây chảy máu hay tổn thương vùng xung quanh răng?

Thông thường, trẻ em ở các độ tuổi từ 6 đến 12 thường chưa có ý thức cao về chăm sóc răng nên dễ bị sâu răng do có một số vùng trong khoang miệng như các kẽ răng, khu vực bàn chải khó đánh tới, những mảng bám thức ăn trú ngụ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến lỗ sâu răng được hình thành khiến chúng ta đau đớn khi nhai thức ăn.

Tuy nhiên, khi được đưa đến nha sỹ để trám răng thì bệnh nhân lại lo lắng “trám răng có đau không?”. Thực tế cho thấy, trám răng không gây đau đớn như nhiều bệnh nhân lo lắng. Trong quá trình được nha sỹ trám răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi tê ở vùng răng được trám, thời gian trám khoảng 5-10 phút tùy vào lỗ sâu, sau khi trám xong, thực hiện theo các hướng dẫn của nha sỹ, khoảng 1-2 giờ sau đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác nhai bình thường và không đau răng.


 Cũng theo các chuyên gia, để không bị ám ảnh bởi câu hỏi “trám răng có đau không?”, chúng ta nên chăm sóc răng miệng sạch sẽ hàng ngày như nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn, đánh răng hai lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa flour, hạn chế sử dụng các thực phẩm gây hỏng men như trà, cafe, thuốc lá… không ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh làm tổn thương lợi, răng, nên định kì kiểm tra răng 2 lần/ năm để đảm bảo răng của bạn luôn khỏe mạnh và chắc chắn nhất.

Nguồn : Nha Khoa Phương

Độ an toàn và tuổi thọ của Implant – Kỹ thuật làm Implant như thế nào?

Implant nha khoa là một kỹ thuật điều trị an toàn, ít đau và hầu như không ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc bình thường của bạn.




Răng Implant tồn tại bao lâu ?

Nếu thực hiện Implant đúng kỹ thuật và chăm sóc implant đúng cách, implant có thể tồn tại lâu dài, có thể tồn tại suốt đời bạn.

Kỹ thuật làm Implant như thế nào?

Trước hết bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, đặc biệt là vùng mất răng qua thăm khám tại chỗ và phim Xquang (tốt nhất là phim CT) để lập một kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn. Bạn sẽ biết được trường hợp của mình có đặt Implant được không ? Cần đặt bao nhiêu Implant ? Cấy ghép xương hay không? Thời gian điều trị bao lâu ?…

Thông thường điều trị Implant gồm 3 giai đoạn :

Đặt implant vào xương hàm.

Đặt trụ lành thương (3-6 tháng sau khi đặt implant)

Làm răng giả gắn trên implant (3 tuần sau khi đặt trụ lành thương)

Tuy nhiên tùy theo trường hợp mất răng, tình trạng xương, nướu nơi mất răng, tình trạng sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân và kỹ thuật thực hiện mà thời gian điều trị có thể rút ngắn chỉ trong vòng một vài ngày hoặc phải kéo dài 1-2 năm.
Nguồn : Nha Khoa Phương 

Trám răng là gì


Trám răng là gì?

Trám răng (còn gọi là hàn răng) là một phần trong nha khoa phục hồi có tác dụng phục hồi sự khiếm khuyết của men và ngà răng do bị sâu răng. Có thể hiểu một cách đơn giản trám răng là dùng vật liệu đặc biệt để khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng.

Trám răng không phải là cách để chấm dứt sâu răng vì  lỗ sâu đã trám rồi chỉ là tạm thời làm ngưng sâu răng.  Nếu không giữ gìn răng miệng sạch, phòng ngừa sâu răng đúng cách sẽ thì sâu răng sẽ tái phát.

Trám răng thẩm mỹ là gì ?

Trám răng thẩm mỹ là cách trám nhóm răng cửa cho đẹp vì màu sắc của chất trám thẫm mỹ rất giống màu men và ngà răng. Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ làm giảm thiệt hại cho ngà răng vì không phải đào lỗ xoang sâu rộng ra như phương pháp trám răng cũ phải làm ngàm hình đuôi én, làm ngà răng bị mất chất nhiều.

Trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ khác nhau như thế nào ?

Trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ không khác nhau về bản chất. Chỉ khác là về màu sắc và sự tiệp màu răng hay không tiệp màu răng, trám răng thường thì nha sĩ chỉ trám bít lỗ sâu mà thôi.Trám răng thẫm mỹ nha sĩ sẽ pha chế chất liệu trám để tiệp với màu răng của khách hàng, trám xong nha sĩ sẽ hẹn khách hàng một ngày khác dùng kỹ thuật mài dũa để không thấy vết trám đó.

Có mấy cách trám răng ?

Trám răng có 2 kỹ thuật chính :

Trám răng trực tiếp : nha sĩ sẽ trám trực tiếp trên miệng khách hàng trong một buổi hẹn.
Trám răng gián tiếp : nha sĩ tạo xoang trám xong rồi lấy dấu, sau đó đúc miếng trám ở bên ngoài miệng rồi gắn trở lại trên răng. Kỹ thuật này còn gọi là Inlay hoặc Onlay.

Cần chuẩn bị những gì khi trám răng ?

Khi trám răng cần lưu ý chuẩn bị trước những điều sau :
Đánh răng, súc miệng thật sạch.
Khi đang trám răng, nếu có khó chịu cần báo cho nha sĩ biết bằnng cách ra hiệu bằng tay.
Khi trám răng xong, hãy nhai sau 2 giờ để miếng trám có thời gian đông đặc, khô cứng ( trừ chất trám với đèn quang trùng hợp thì sử dụng được ngay).
Sau khi Về nhà, nếu có gì bất thường như có phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, phải thông báo ngay cho nha sĩ.
Nếu có hẹn, nên đúng ngày, giờ hẹn ( nhất là đối với răng có đặt thuốc diệt tủy).

Nguồn : Nha Khoa Phương 

Những điều cần biết khi đến trám răng


 Trám răng là gì ?

 Trám răng hay hàn răng là thay thế mô răng bị bệnh hoặc mô răng đã bị mất bởi vật liệu nha khoa nhằm ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng .

 Có 2 kỹ thuật trám răng :
qa
 a. Hỗn hợp Amalgam hay còn gọi là trám chì .
 b. Composite là vật liệu giống màu răng .
 c. GIC ( glass inomer cement ).

 Nguyên nhân gây sâu răng :

 Sâu răng là do mất cân bằng giữa sự tạo khoáng tự nhiên của men răng và sự hủy khoáng men răng bởi tác động axit bám trên răng .

 Phòng tránh sâu răng :

 Giữ sạch răng ngay sau khi ăn .

 Sử dụng kem có chứa flour .

 Dùng nước uống có chứa flour.

 Không dùng thực phẩm có chứa đường mía, nước có gas.

 Không để thức ăn lưu dắt kẽ răng.

 Súc miệng bằng nước sạch hoặc uống nhiều lần nước trong ngày.

 Dùng chỉ tơ nha khoa ngay sau khi ăn.

 Chải răng đúng cách ngay sau khi ăn.

 Chỉ định trám răng :

 1. Có xoang sâu.


2. Đáy xoang có mùn ngà.

 3. Các vách xoang không thoát và lưu giữ thức ăn.

 Vài lưu ý và chuẩn bị trước khi trám răng:

1.Đánh răng, súc miệng thật sạch.

2.Khi đang điều trị răng, nếu có gì khó chịu phải báo cho bác sĩ biết bằnng cách ra hiệu bằng ngón tay.

3.Khi chữa răng xong, hãy nhai sau 2 giờ để miếng  trám có thời gian đông đặc, khô cứng ( trừ chất trám với đèn quang trùng hợp thì sử dụng được ngay).

4.Về nhà, nếu có gì bất thường như có phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, phải trở lại ngay.

5.Nếu có hẹn, nên đúng ngày, giờ hẹn ( nhất là răng có đặt thuốc diệt tủy).

Nguồn :nhakhoaphuong.com

Trồng Răng Nhân Tạo – Dental Implant

 Những năm gần đây trồng răng nhân tạo, dental implant, đã trở thành một vấn đề “thời sự” khá nóng bỏng trong cộng đồng chúng ta nói riêng và ngay cả trên bình diện quốc tế nói chung. Tuy nhiên không ít người cũng còn rất mơ hồ với những khái niệm cơ bản về kỹ thuật này. Thậm chí nhiều người còn có những thành kiến không đúng về dental implant. Chính vì vậy mà nhiều người bệnh tuy có nhu cầu nhưng vẫn còn thiếu mạnh dạn nhận một cuộc phẩu thuật trồng răng nhanh gọn và kịp thời trước khi quá muộn.


Dental Implant Là Gì?

Từ ngàn xưa con nguời đã không ngừng tìm cách tái tạo những chiếc răng đã mất. Thật khó mà tin rằng ngay thế kỷ thứ 7 nguời Mayan đã “cấy” chiếc răng nhân tạo làm bằng vỏ sò vào xương hàm dưới của một người. Dĩ nhiên việc cấy ghép này và nhiều cuộc phẩu thuật khác trong nhiều thế kỷ sau đó không thể thành công khi không được những kiến thức y học và những tiến bộ khoa học kỹ thuật khác hổ trợ.

Mãi đến thế kỷ 20, những công cuộc nghiên cứu tiên phong trong việc trồng răng vào hàm mới có những bước nhảy vọt đáng ghi nhận. Đặc biệt, năm 1952, một giáo sư người Thụy Điển, ông Per. Ingvar Brånemark đã vô tình phát hiện rằng kim loại Titanium kết dính vào xương hàm của con người một cách rất vững chắc và không tháo ngược ra được. Ông gọi sự tích hợp giữa xương hàm và titanium là osseouintegration. Điều phát hiện lý thú này đã đi ngược lại tất cả những lý thuyết khoa học đương thời. Ông đã tiếp tục nghiên cứu để cuối cùng thực hiện thành công cuộc giải phẩu trồng răng implant đầu tiên vào năm 1965. Nhưng mãi đến năm 1982, tại Toronto, Canada, sau nhiều năm kiểm chứng giới khoa học mới công nhận thành quả của ông.

Hiện nay, mặc dù có gần 100 hảng sản xuất, tất cả dental implants đều dựa trên thiết kế căn bản của Bác sĩ Brånemark.

Hình họa trên đây cho thấy sự tuơng đồng giữa một chân răng và dental implant (phần nằm dưới nướu răng và sâu trong xương hàm). Phần nằm trên nướu răng chính là mão răng bằng sứ (porcelain crown) sẽ đuợc lắp đặt sau đó để hoàn tất phẩu thuật trồng răng đơn giản, chính xác và mang tính tiên liệu cao.

Ai là Nguời Thích Hợp cho Việc Trồng Răng Implant:

Bất cứ người nào mất một hay nhiều chiếc răng do tai nạn hay do các bệnh về răng đều thích hợp cho việc trồng thẳng răng vào hàm để thay thế những chiếc răng đã mất. Tuy nhiên, ngoại trừ một vài truờng hợp cần thiết, không nên trồng răng cho thanh thiếu niên dưới 21 tuổi là những người có xương hàm và răng đang phát triển. Nhiều bệnh nhân có tuổi quan ngại yếu tố tuổi tác có thể ngăn chặn họ hưởng thụ những lợi ích của dental implant, nhưng thực ra chính sức khỏe mới là yếu tố quan trọng trong việc Nha Sĩ xác định có nên hay không nên trồng răng. Một Chuyên Gia uy tín trong ngành Nha Khoa đã nhận định rằng: nếu bạn có đủ sức khỏe để được nhổ răng, bạn cũng có đủ sức khỏe để nhận một cuộc tiểu phẩu trồng răng vào hàm.

Nghiện rượu, nghiện thuốc nặng, đang điều trị ung thư vùng đầu mặt cổ, tiểu đường, các bệnh về xương, máu và hệ thống miễn nhiễm có thể ảnh hưởng mức độ thành công của phẩu thuật trồng răng. Nha Sĩ sẽ xác định bạn có thích hợp cho việc trồng răng hay không sau khi chẩn đoán và đánh giá cẩn thận tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng quát của bạn.

Những Lợi Ích của Dental Implant:

1.Tái lập đầy đủ chức năng và sự cân bằng của hàm răng
2.Cải thiện sự hiện hữu của hàm răng và giúp cho hàm răng của chúng ta trông giống như thật.
3. Cải thiện sự thoải mái, độc lập và dể dàng làm sạch ( không như răng giả hay cầu răng)
4. Cải thiện sự phát âm
5. Giúp cho sự ăn uống tốt hơn
6. Bảo vệ những chiếc răng thật: phó mặc cho hàm răng xiêu vẹo, chúng ta đã vô tình hay cố ý xử dụng quá sức những chiếc răng còn lại. 20-25% răng thật dùng làm trụ trong cầu răng sẽ phải được chữa tủy răng.
7. Làm tăng sự tự tin, lạc quan và yêu đời.

Phẩu Thuật Trồng Răng:

Nếu quí vị mất răng và muốn trồng răng vào hàm quí vị có thể được trồng răng bởi chính Nha Sĩ của quí vị hay bất cứ một Nha Sĩ chuyên khoa nào mà quí vị tin tưởng.

Giai đoạn 1: Phẩu thuật trồng implant:

Sau khi định bệnh và bàn thảo về kế hoạch điều trị, Nha Sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẩu đơn giản, gây tê tại chỗ để đặt dental implant vào xương hàm.

Nếu xương hàm không đủ, trước khi trồng implant, bệnh nhân sẽ được cấy xương (bone graft, bone augmentation) hay nâng khoang mũi (sinus lift).

Bệnh nhân được theo dõi từ 3 đến 6 tháng để xác định sự tích hợp hoàn chỉnh của implant và xương hàm. Hiện nay chưa có một chứng cớ khoa học nào cho thấy sự đào thải của cơ thể đối với Titanium. Sự thành công ở giai đoạn này (trên 95%) phần lớn phụ thuộc vào điều kiện vô trùng và sự chuẩn bị (trước và trong phẩu thuật), kỹ năng kinh nghiệm và tay nghề của kíp mổ (Nha Sĩ và các phụ tá), và sự tuân thủ chỉ dẫn của chính quí vị.

Giai đoạn 2: Lắp đặt răng giả và hoàn thành điều trị:

Cuối cùng một chiếc răng, cầu răng hay nguyên hàm răng giả sẽ được kết dính vào implants thông qua trụ nối abutment. Trụ nối được lắp chính xác vào implant bằng một ốc vít có đủ khả năng chịu lực. Nha Sĩ sẽ lấy ni (impression) cho phòng lab nha khoa làm một hay nhiều chiếc răng implant theo kế hoạch điều trị.

Bệnh nhân sẽ trở lại trong vòng 1- 2 tuần để có những chiếc răng implant xinh đẹp và để bỏ lại sau lưng những ngày tháng thiếu răng, thiếu sự tự tin và vui sống.

Hiện nay việc trồng răng ngay sau khi nhổ răng (immediate implant) hay gắn mão răng, răng giả tức thì sau khi trồng implant cũng là việc rất khả thi.

Cũng như răng thật, răng implant rất dễ bị bệnh nha chu. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, gặp nha sĩ mỗi 6 tháng là những động thái đơn giản nhưng vô cùng quan trọng bảo đảm cho sự thành công lâu dài của răng implant.


Nguồn : Nha Khoa Phương 

Lợi và hại của việc niềng răng

Không ít chị em lại lạm dụng phương pháp niềng răng để cải thiện dung mạo hơn nữa cho dù không cần thiết để rồi phải lãnh hậu quả đáng tiếc.




Vì một số lý do sức khỏe, việc niềng răng là cần thiết. Thế nhưng, trường hợp nào cần niềng răng thì lại phải theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Nụ cười đẹp nhờ niềng răng

Chị Lan Hương ở Quận 12, TP.HCM may mắn sở chiều cao, thân hình tương đối chuẩn cùng nước da trắng mịn nhưng thật đáng tiếc hàm răng của chị lại không đẹp, thậm chí theo mọi người thì chị bị vẩu “quá đà” khiến khuôn mặt có phần biến dạng, việc ăn uống, nhai cắn cũng gặp khó khăn. Chị đã đi khám và bác sĩ nói trường hợp của chị phải niềng để răng “vào đúng vị trí”, nếu không sẽ có nguy cơ xô lệch hàm về sau này. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thời học sinh, sinh viên chị đành chịu đựng chứ không dám thực hiện.

Tốt nghiệp với tấm bằng suất sắc, chị được công ty nước ngoài mời làm thiết kế kiến trúc. Khi có điều kiện tài chính, chị quyết định niềng răng thẩm mỹ để thay đổi diện mạo.

Bác sĩ phải nhổ mấy chiếc răng hàm trong cùng mới tiến hành niềng thu hàm răng trên vào trong cho hợp với hàm dưới của chị. Sau nhiều tháng, hàm răng trên của chị đã hết vẩu, khuôn mặt chị gần như thay đổi hoàn toàn, trông chị xinh hơn hẳn khiến mọi người ai cũng bất ngờ. Điều mà chị Hương mừng nhất là việc ăn uống của chị cũng thuận lợi hơn.

Trường hợp niềng răng như chị Hương là cần thiết nhưng không phải ai cũng hiểu được khi nào mới nên niềng răng. Hiện nay nhiều người đang có hàm răng khá thẳng và đẹp nhưng nghe lời khuyên của bạn bè, chạy theo trào lưu hoặc hình tượng mẫu nào đó sẵn sàng niềng răng để đạt tiêu chuẩn tự đặt ra.

Chị Gia Hân ở Hai Bà Trưng, Hà Nội có hàm răng khá thẳng nhưng chị luôn cảm thấy chưa thật sự phù hợp với khuôn mặt chị quyết định đi niềng răng để có nụ cười như một diễn viên Hàn Quốc mà chị rất mê.

Sau nhiều tháng chịu đau để nhổ răng này, cấy răng kia, niềng cả hàm, cuối cùng chị Hân cũng hoàn tất việc làm răng của mình. Thế nhưng, chị thấy vô cùng hụt hẫng vì thành quả không như những gì chị tưởng tượng. Tuy không phải thất bại hoàn nhưng nụ cười của chị hơi móm khiến chị khó chịu. Hơn thế, mỗi lần ăn nóng, lạnh hoặc vật cứng chị có cảm giác ê buốt ở răng.

Suy tính thiệt hơn trước khi niềng răng

Bác sĩ nha khoa Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, niềng răng mang lại nhiều hữu ích cho mọi người, ví dụ như giúp cải thiện nụ cười, giảm áp lực cho quai hàm, tạo điều kiện để quá trình nhai, cắn suôn sẻ hơn.

Thực tế, rất nhiều người không may mắn sở hữu hàm răng trên hoặc dưới nhô quá nhiều về phía trước. Ảnh hưởng đầu tiên của hàm răng hô là mất thẩm mỹ, dẫn đến căng thẳng quai hàm kéo căng dây thần kinh gây nhức đầu, đau lưng, khó khăn trong các hoạt động nhai, cắn. Thậm chí, có thể bị cắn vào bên trong các mô của hàm bên kia gây tổn thương xương hàm, thức ăn không được nghiền nát có thể gây bệnh dạ dày.

Sau khi niềng răng, nhiều người đã tìm thấy sự tự tin, nụ cười đẹp như ý và giảm thiểu những rắc rối do răng hô gây ra.

Niềng răng tạo điều kiện thuận lợi để có hàm răng đều đặn khoẻ mạnh, tạo sự hài hoà cân xứng của khuôn mặt. Tuy nhiên nếu chỉnh răng không đúng có thể gây rất nhiều các vấn đề không tốt cho hàm răng, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.

Theo bác sĩ Huyền thì, để niềng răng có người phải nhổ răng răng nanh, người phải nhổ răng hàm. Răng nanh trong khi răng nanh rất quan trọng đối với chức năng và thẩm mỹ không răng nào thay thế được. Khi răng nanh mọc lệch ra ngoài nhiều bệnh nhân yêu cầu nhổ hoặc nha sĩ chỉ định nhổ nhưng nhổ răng ảnh hưởng lớn đến khớp cắn, khớp thái dương hàm. Khi hàm răng nhô ra phía trước, bệnh nhân phải nhổ răng hàm trong cùng mới đẩy dần hàm trước vào trong.

Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng không phải ai muốn niềng răng là có thể thực hiện. Trong một số trường hợp không cần thiết, việc niềng răng có thể làm cho răng yếu đi. Thậm chí, nếu các bác sĩ thao tác không cẩn thận, có thể còn gây hại cho răng.

Trong quá trình niềng răng nếu dùng lực quá mạnh có thể làm tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng dẫn tới giảm tuổi thọ răng hoặc sai khớp răng cắn ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp thái dương và hàm sau này. Thậm chí, niềng răng không đúng cách còn làm mất răng do răng lung lay phải nhổ.

Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể niềng răng có thể mất đi sự hài hòa vốn có giữa răng và khuôn mặt. Một hàm răng đẹp được là hàm răng đều đặn, cân đối với khuôn mặt.

Bác sĩ Huyền chia sẻ, niềng răng không phải là một phương pháp mới mẻ trong xã hội. Ngày nay với nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, niềng răng trở nên phổ biến, ở mọi lứa tuổi bạn đều có thể niềng răng.

Chỉnh răng là nhu cầu chính đáng nhưng nên cân nhắc kỹ  khi lựa chọn cơ sở, bác sĩ chữa trị, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bởi đối với cơ thể con người nói chung và hàm răng nói riêng thì khó có thể làm lại được như ban đầu nếu bị điều trị sai.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà niềng răng mang lại nhưng cũng cần suy tính kỹ trước khi quyết định niềng răng. Bởi niềng răng cũng mang đến những bất lợi đối với sức khỏe. Vì vậy, chỉ nên niềng răng trong những trường hợp cần thiết
Nguồn :Nha Khoa Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Thông tin cần biết về việc chỉnh răng hàm mặt

Việc chỉnh hình răng hàm mặt có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi. Thời điểm để chỉnh hình tùy thuộc vào mức độ của sự sai hình xương và sự lệch lạc của răng.

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10-12 tuổi). Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng. Trẻ nên đến bác sĩ khám vào lúc 7 tuổi. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình bệnh và quyết định thời điểm điều trị. Một số trường hợp cần được giải quyết sớm, không chờ đến khi rụng hết răng sữa vì lúc đó, sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.


Việc chỉnh hình răng mặt cũng có thể thực hiện ở người lớn nếu tình trạng răng miệng của bệnh nhân còn tốt. Hiệu quả điều trị sẽ hạn chế nếu bệnh nhân đã ngoài 20 tuổi.

Sau đây là giải đáp cho một số câu hỏi về chỉnh hình răng hàm mặt:

1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự lệch lạc của răng và sự sai hình của xương hàm?

- Di truyền: Cha hay mẹ có xương hàm nhỏ, còn răng thì quá to hoặc ngược lại, khiến các răng không thể xếp ngay ngắn trên cung hàm.

- Các thói quen xấu gây mất hài hòa giữa răng và hàm như tật mút tay, mút môi và cắn môi, đẩy lưỡi, thói quen thở bằng miệng.

- Chấn thương các răng.

- Mất răng sữa sớm: Việc chú ý giữ gìn răng sữa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm.

- Dinh dưỡng: Tình trạng dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.

- Một số bệnh tật gây sâu răng sớm, bệnh nha chu (làm mất răng nên các răng bị xô lệch).

2. Những dấu hiệu nào cảnh báo cần chỉnh hình răng hàm mặt sớm?

- Răng xoay hay các răng mọc chen chúc.

- Răng mọc sai chỗ, xô lệch, không ngay ngắn trên cung hàm.

- Răng sữa mọc sớm hoặc muộn.

- Có thói quen xấu như mút tay, thở miệng.

- Có khớp cắn sâu, cắn chéo, cắn hở.

- Có sai hình xương hàm và lệch lạc răng (răng nhô ra trước hoặc thụt vào trong, xương hàm nhô ra trước hoặc lùi ra sau).

- Có răng dư hoặc răng ngầm.

- Cung răng và xương hàm hẹp.

3. Tại sao cần điều trị chỉnh hình răng hàm mặt sớm?

Việc điều trị chỉnh hình răng mặt sớm sẽ:

- Giúp xương hàm phát triển hài hòa với khuôn mặt, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.

- Giúp hài hòa khớp cắn giữa hai xương hàm.

- Giúp răng mọc đúng vị trí.

- Hạn chế chấn thương các răng nhô ra phía trước.

- Sớm sắp xếp ngay ngắn các răng mà không cần nhổ (bằng cách nới rộng xương hàm).

- Sửa chữa và loại bỏ được những thói quen xấu như tật mút tay, đẩy lưỡi.

- Giảm bớt hoặc loại bỏ một số vấn đề ảnh hưởng đến việc nuốt và phát âm.

- Giảm được thời gian và chi phí điều trị; ít gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.

4. Có cần nhổ răng trong lúc chỉnh hình răng hàm mặt?

Không bắt buộc. Chỉ cần nhổ răng khi cần tạo chỗ trống để sắp xếp lại các răng trên cung hàm. Nhiều bệnh nhân đã có sẵn khoảng trống giữa các răng, nếu chỉnh hình sớm thì chỉ cần nới rộng xương hàm mà không phải nhổ.

5. Cần lưu ý gì khi điều trị chỉnh hình răng hàm mặt?

Bệnh nhân và người nhà phải có sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều trị; cụ thể là:

- Nghiêm túc mang các khí cụ tháo lắp đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Chấp nhận sự khó chịu khi mang các khí cụ chỉnh hình (nhất là loại tháo lắp). Chúng có thể làm bệnh nhân khó phát âm và bị đau trong 1-2 tuần lễ đầu.

- Luôn tái khám đúng hẹn để theo dõi và điều chỉnh khí cụ.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng (đặc biệt là khi điều trị bằng các khí cụ cố định) để phòng sâu răng, viêm lợi và hôi miệng.

- Tuân thủ các quy định của bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt như không được ăn thức ăn cứng (đá lạnh, kẹo, hạt đậu, bánh mì cứng) hoặc dính; không được cắn bút. Nếu không, các móc cài của khí cụ chỉnh hình sẽ hỏng hoặc tụt ra, kéo dài thời gian điều trị.

- Không nên chơi những môn thể thao có thể gây chấn thương vùng mặt hoặc răng như bóng đá, khúc côn cầu…

Nguồn : Nha Khoa Phương 

Niềng răng mặt trong hợp chất quý kim.

Mắc cài mặt trong hợp chất Quý Kim tạo được hiệu quả nhanh và đạt độ thẩm mỹ cao giúp cho người mang niềng răng được tự tin hơn trong giao tiếp.



Ngày nay với sự phát triển của xã hội, mỗi người ai ai cũng muốn có được một sắc vóc hoàn thiện, mà nụ cười là một trong những nhân tố quan trọng để tạo nên sự hoàn thiện và sự tự tin trong một cuộc sống hiện đại.

Với những trường hợp răng mọc thưa, lệch lạc, hô, sai khớp cắn…. đã làm mất đi nét hài hòa trên khuôn mặt và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thiếu tự tin và đồng thời còn làm giảm chức năng ăn nhai ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để khắc phục các vấn đề trên, các Bác sĩ thường chọn giải pháp Niềng răng để điều trị, với việc điều trị sớm kịp thời sẽ giúp: xương hàm phát triển hài hòa, rút ngắn thời gian và giảm bớt chi phí, ít gây đau đớn sớm sắp xếp ngay ngắn các răng mà không cần nhổ răng, răng sẽ mọc lại đúng vị trí, khớp cắn đều giữa hai xương hàm, đạt độ hiệu quả thẩm mỹ cao loại bỏ được những khuyết điểm để phù hợp hài hòa với khuôn mặt tự nhiên.

Niềng răng với mắc cài sứ

Những loại mắc cài thường hay được sử dụng hiện nay như:

Mắc cài kim loại mang tính đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn còn hạn chế vì mắc cài lộ ra bên ngoài mang tính thẩm mỹ chưa cao.

Mắc cài sứ: các mắc cài có màu giống như màu răng, khi mang mắc cài sứ thì người đối diện khó nhận ra bạn đang chỉnh nha.

Nhưng yếu tố thẩm mỹ rất quan trọng đối với bệnh nhân điều trị niềng răng vì họ còn có công việc phải giao tiếp hàng ngày, nên không ai muốn mình thiếu tự tin với những mắc cài được lộ ra bên ngoài.

Để đáp ứng với nhu cầu đó: Mắc cài mặt trong với hợp chất Qúy Kim đã ra đời và đó là một bước tiến thành công trong nha khoa. Không chỉ có yếu tố thẩm mỹ mà mắc cài mặt trong quý kim còn giúp quá trình điều trị được nhanh hơn  phương pháp này còn giúp các răng di chuyển một cách tự nhiên với một hệ thống thụ động ma sát thấp và lực nhẹ làm giảm việc đau đớn, dễ dàng vệ sinh răng miệng, ít phải đến gặp bác sĩ, mang lại cho bệnh nhân sự tiện nghi tuyệt vời.

Mắc cài mặt trong hợp chất Quý Kim

Để có thể hiểu được một cách cụ thể của từng trường hợp, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám chính xác về  thời gian cũng như chi phí phù hợp cho mỗi người.

Tư vấn miễn phí tại Nha Khoa Phương 

Thông tin liên hệ : Cơ sở 1: 109 Vạn Phúc - Ba Đình - Hà Nội
(Điện thoại: 04 3232 1986)

Cơ sở 2: 12 Văn Cao - Ba Đình - Hà Nội
(Điện thoại: 04 3927 5678)

Website: www.nhakhoaphuong.com
Email: nhakhoaphuong@gmail.com
Hotline: +84 1 222 000 770

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Cạo vôi răng không còn là nổi lo

bạn có một hàm răng trắng sáng và chắc khỏe.Bạn tự tin và không ngại thể hiện nụ cười mình trước đám đông.Nhưng sau thời gian qua đi bạn nhận ra rằng hàm răng mình đã không còn trắng sáng như trước nữa.Vậy nguyên nhân ở đây là gì.Một trong số  đó chính là vôi răng và nó cũng chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh như viêm nướu ,viêm nha chu làm cho hơi thở của bạn có mùi … Bạn lo lắng và mất tự tin về điều đó nhưng thật may mắn với các phương pháp nha khoa ngày các phát triển và hiện đại , cạo vôi răng đã không còn là nỗi lo thường trực trong đầu bạn.

Cạo vôi răng – Một cách giúp hàm răng trắng đẹp

Bạn đã biết đến từ vôi răng và cạo vôi răng.Vậy bạn có biết vôi răng được hình thành từ đâu?Vôi răng được xem là sự tích tụ mảng bám từ những mảnh vụn thức ăn còn vương lại,và theo thời gian chúng được vôi hóa rồi tạo thành những mảng bám rất cứng ở nơi giữa răng và nướu bạn. Vôi răng không thể được chỉ bằng những dụng cụ như bàn chải và bằng cách chải răng thông thường, nó chỉ có thể được làm sạch bởi việc cạo vôi răng của bác sĩ nha khoa… bằng những dụng cụ chuyên biệt.
cao-voi-rang-khong-con-la-noi-lo
Và vôi răng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hôi miệng và bệnh viêm nha chu với những biểu hiện như nướu sưng đỏ, hay chảy máu, chảy mủ khi đánh răng, tụt nướu, làm răng dài ra và có hiện tương lung lay, cuối cùng nó có thể dẫn đến việc rụng răng. Do đó hàm răng của bạn cần phải thường xuyên được cao vôi răng.
Không nên đợi vôi răng hình thành rồi mới lấy.Hãy tạo cho mình một thói quen tốt trong vấn đề răng miệng bằng cách cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.

Một số lưu ý trong chăm sóc, vệ sinh răng miệng:

- Bạn hãy chọn cho mình một chiếc bàn chải mềm và chả răng với một lực vừa phải và kết hợp với những loại kem đánh răng có chứa fluor. Đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng vừa phải và nhẹ nhàng “ vuốt” dọc theo bề mặt của răng . Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa các kẽ răng.
- Bạn nên chải răng ít nhất 3 lần một ngày: sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.Điều đó sẽ giúp hàm răng của bạn loại bỏ một phần những thứ còn bám lại trên bề mặt răng và giữa các kẽ răng.
-Hạn chế thức chứa đường,tinh bột và thức ăn dính, dễ bám. Những thức ăn đó sẽ không có lợi cho hàm răng của bạn.
-Hãy chắc chắn rằng bạn luôn khám răng 6 tháng/1 lần để giúp bạn phát hiện ra những vấn đề răng miệng ngay từ khi mới phát sinh.
cao-voi-rang-khong-con-la-noi-lo-2


Vệ sinh răng miệng là một điều mà tất cả mọi người đều phải chú ý đến nếu bạn muốn có một hàm răng chắc khỏe và trắng sáng. Những con sâu gây bện răng miệng luôn thường trực tìm cách tấn công bạn bất cứ lúc nào nếu như bạn không tự tạo cho mình những biện pháp bảo vệ thích hợp.Để bảo vệ hàm răng của mình và hạn chế việc thường xuyên phải gặp bác sĩ nha khoa cũng như những chi phí đắt đỏ của nó đem lại hãy thực hiện thật tốt các bước chăm sóc răng miệng hàng ngày.Và đừng quên cạo vôi răng mỗi 6 tháng/1 lần.Cùng bảo vệ hàm răng để tự tin khoe nụ cười trắng sáng.

Vôi răng (cao răng) là gì?


Vôi răng hay còn gọi là cao răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Vôi răng còn được hình thành ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Vôi răng tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu.

Vôi răng không chỉ đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà còn ảnh hưởng đến thâm mỹ của răng. Vì vôi răng xốp nên nó dễ dàng bắt màu. Do đó nếu bạn uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt cho vôi răng hình thành.

Làm sao biết bạn có vôi răng hay không ?

Không giống như mảng bám là một màng vi khuẩn không màu, vôi răng được hình thành từ chất khoáng nên dễ dàng được nhìn thấy nếu ở trên đường viền nướu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của vôi răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu. Cách duy nhất để chắc chắn xác định và loại bỏ vôi răng là tới gặp nha sĩ của bạn.


Làm sao để tôi tránh sự hình thành vôi răng ?

Chải răng đúng cách, đặc biệt là chải với bàn chải kiểm soát vôi răng, và dùng chỉ nha khoa là điều cần thiết để giảm mảng bám và hình thành vôi răng.
Khi vôi răng đã được hình thành, chỉ có nha sĩ hoặc người được đào tạo về nha có thể loại bỏ nó. Quá trình loại bỏ vôi răng được gọi là cạo vôi răng. Trong quá trình cạo vôi răng, nha sĩ hoặc vệ sinh viên nha sử dụng những dụng cụ đặc biệt để loại bỏ vôi răng khỏi răng ở phía trên và dưới đường viền nướu.

Vôi răng đe dọa đến sức khỏe răng miệng và làm cho 
Khi mảng bám đã hình thành, chỉ có những chuyên gia nha khoa mới có thể loại bỏ nó.

Nha khoa uy tín tại hà nội

Nha Khoa Phương được thành lập từ tháng 5 năm 2007 bới  Thạc sỹ Nghiêm Chi Phương - giảng viên trường Đại học Răng Hàm Mặt (hiện là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội).
Chỉ sau một thời gian ngắn, phòng khám đã giành được sự tin cậy của đông đảo bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp.



Hình ảnh bác sĩ phương tại hội nghị ở New-York

Nha Khoa Phương là một trong 3 nha khoa hàng đầu của Hà nội được phòng y tế sứ quán Hoa Kỳ giới thiệu cho nhân viên và công dân của mình. Chúng tôi cũng vinh hạnh được đón tiếp gia đình ngài Đại sứ Thụy Sỹ đến chăm sóc nha khoa tại đây.
Phong cách hiện đại, chuyên nghiệp, xếp lịch chính xác theo giờ, cập nhật lịch khám trên trang chủ mỗi 5 phút, giúp bạn chủ động hoàn toàn khi đặt hẹn khám bệnh.
Tự động nhắc lịch khám răng định kỳ bằng tin nhắn điện thoại mỗi 6 tháng.
Không gian sang trọng, thân thiện.

Hình ảnh Nữ hoàng Nhu Đạo của Việt Nam VĂN NGỌC TÚ tại phòng khám Nha khoa Phương trước thềm Sea games tháng 12/2013

Khách hàng của chúng tôi đều nói về sự an tâm, tin cậy khi đến với Nha Khoa Phương, và khẳng định  đây là nơi để đưa người thân của mình đến khi có nhu cầu chăm sóc răng miệng. Mong rằng bạn cũng sẽ như thế, để Nha Khoa Phương thực sự là "nha khoa của gia đình bạn!"


Thông tin liên hệ
Cơ sở 1: 109 Vạn Phúc - Ba Đình - Hà Nội
(Điện thoại: 04 3232 1986)

Cơ sở 2: 12 Văn Cao - Ba Đình - Hà Nội
(Điện thoại: 04 3927 5678)

Website: www.nhakhoaphuong.com
Email: nhakhoaphuong@gmail.com
Hotline: +84 1 222 000 770

Trồng răng giả như thế nào ?



Càng lớn tuổi, hệ thống cơ xương của cơ thể bắt đầu lão hóa. Thời gian, thực phẩm, chế độ sinh hoạt là những yếu tố khiến hàm răng ngày một yếu đi và rụng dần vào tuổi trung niên. Khi một chiếc răng mất đi sẽ khiến những chiếc còn lại thưa dần, lệch lạc.Răng của bạn sẽ trở nên yếu hơn và mất thẩm mỹ. Để giải quyết tình trạng này, nhiều người trung niên chọn phương pháp cấy ghép răng giả.
trồng răng giả như thế nào
Ảnh minh họa
Có hai cách làm răng giả :

1. Làm răng giả tháo lắp:

 Đối với người mất gần như toàn bộ răng thì có hơi khó sử dụng hàm răng giả một chút, nhưng cứ tập quen dần thì sẽ vẫn ăn uống nói chuyện bình thường.
Thời gian làm răng kéo dài khoảng 2 tuần, chi phí cho cả 2 hàm thì tuỳ theo phòng nha và tuỳ theo nơi bạn ở, nhưng nhìn chung thì thường không tới 5 triệu. Trồng răng giả tháo lắp có chỉ định rất rộng rãi nên hầu như không có trường hợp nào là làm không được cả. Tuy nhiên khuyết điểm của nó là phải lấy ra lấy vô hơi bất tiện và không được thoải mái bằng loại cố định.
2. Làm răng giả cố định: 

Trong trường hợp  không thể làm cầu răng sứ cố định theo cách thông thường được vì mất răng quá nhiều. Tuy nhiên nếu cắm implant để làm cố định thì vẫn được.
- Cắm implant giống như cắm chân răng giả vô thay thế chân răng đã nhổ bỏ. Tùy theo số lượng implant cắm mà có thể làm được răng giả loại cố định hoặc loại tháo lắp.

Nhận biết ưu nhược điểm của cấy răng Implant và cầu răng sứ


Khi bị mất một hoặc nhiều răng với kỹ thuật nha khoa hiện tại bây giờ có 2 cách để trồng lại (cố định) răng bị mất: cầu răng sứ và cấy ghép implant.Bạn muốn biết chi phí lam rang implant gia bao nhieu Để giúp bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của cầu răng sứ và Impant chúng ta cùng xem nội dung sau


Ưu điểm của Cấy ghép Implant nha khoa





Cấy ghép Implant nha khoa có thể giúp khôi phục lại một diện mạo trẻ trung của bệnh nhân, tạo lại sự đầy đặn cho khuôn mặt. Trong trường hợp răng đã được nhổ đi, cấy ghép răng Implant cũng giúp giữ cho xương vùng mất răng không bị thu hẹp lại. Đối với những người cần phục hồi một chiếc răng bị mất - khi răng liền kề còn tốt - cấy ghép Implant là 1 giải pháp hoàn hảo là một  cầu răng, vì làm cầu răng phải mài 2 răng còn tốt kế bên. Việc làm cầu răng có thể gây hư hỏng các răng kế cận sau 1 thời gian sử dụng. Hầu hết các cấy ghép nha khoa là rất tự nhiên và giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn, đặc biệt là khi ăn, trái ngược với răng giả tháo lắp và cầu răng giả cố định.

   

                   
PV. Mất một răng nên làm cầu răng hay trồng răng Implant thưa bác sĩ? Được biết phương pháp trồng răng implant, răng của mình sẽ gần như vĩnh viễn và không làm tổn hại đến các răng khác của mình. Nhờ bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân nên làm kiểu nào, và chi tiết hơn về các phương pháp trồng răng? và chi phí làm răng implant giá bao nhiêu ?

Bác sĩ: Khi bị mất một (hoặc nhiều răng), với kỹ thuật nha khoa hiện tại bây giờ có 2 cách để trồng lại (cố định) răng bị mất: cầu răng sứ và cấy ghép implant (ngoài ra còn cách làm răng giả tháo lắp – cách này chỉ áp dụng khi bị mất quá nhiều răng và thường áp dụng điều trị cho người lớn tuổi).
Implant là thành tựu khoa học tuyệt vời nhất trong lịch sử nha khoa cho phép phục hồi lại răng đã mất giống như răng thật cả về phương diện thẩm mỹ lẫn chức năng.

Implant là một trụ bằng Titan được đặt vào xương hàm nhằm thay thế cho một răng mất. Sau khi Implant được đặt vào vùng mất Răng, Xương sẽ tự bám vào quanh thân Implant giúp nó dính chặt vào xương hàm giống như một răng thật. Implant được thiết kế để nâng đỡ cho một răng sứ bên trên, nâng đỡ cho 1 cầu răng hoặc giúp cố định hàm giả toàn hàm vào xương hàm.Sau khi bị mất răng, sẽ có hiện tượng tiêu nướu và xương ở vùng bị mất răng, ảnh hưởng nhiều đến hình dáng khuôn mặt. Cấy ghép implant có thể ngăn chặn được điều này.
Implant là phương pháp tối ưu nhất đối với việc trồng lại răng bị mất, và bác sĩ thường khuyên bệnh nhân điều trị theo phương pháp này.


Phương pháp thứ hai là làm cầu răng sứ:
 

             
Cầu răng được dùng để thay thế một hay nhiều răng thật bị mất, bằng cách bắc cầu giữa hai răng.Cầu răng là một kiểu răng giả, gồm một nhịp cầu được nối với hai mão răng hai bên để thay thế răng mất. Hai mão trên hai răng trụ kế bên vùng mất răng được gắn dính và giữ chặt nhịp cầu trên các răng hai bên.
Thời gian để thực hiện một cầu răng sứ khoảng từ 3 đến 5 ngày.
Răng sứ có nhiều loại, mỗi loại sẽ có vẻ thẩm mỹ, độ bền sử dụng và chi phí khác nhau.
Bạn có thể đến trực tiếp phòng khám để được khám và tư vấn cụ thể, chính xác hơn. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đến đây các bạn có thể hiểu rõ hơn được như thế nào là cấy răng Implant và cầu răng sứ, hi vọng các bạn có thể lựa chọn được phương pháp điệu trị cho chiếc răng của mình, để có thể tự tin hơn với nụ cười tươi.


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

TRỒNG RĂNG GIẢ

Khi răng bị "già" và "ra đi", chúng ta phải cấy ghép răng giả. 

Càng lớn tuổi, hệ thống cơ xương của cơ thể bắt đầu lão hóa. Răng cũng không thoát khỏi số phận. Thời gian, thực phẩm, chế độ sinh hoạt là những yếu tố khiến hàm răng ngày một yếu đi và rụng dần vào tuổi trung niên. Khi một chiếc răng mất đi sẽ khiến những chiếc còn lại thưa dần, lệch lạc.

Trồng răng giả
Răng của bạn sẽ trở nên yếu hơn và mất thẩm mỹ. Để giải quyết tình trạng này, nhiều người trung niên chọn phương pháp cấy ghép răng giả.
Tuy nhiên, làm thế nào để chọn lựa và duy trì hàm răng khỏe mạnh như răng thật không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.
Trồng răng giả
Hiện nay, có hai kỹ thuật tạo răng giả phổ biến nhất: thay hàm tháo lắp và cấy ghép Implant.
Hàm tháo lắp: Với những trường hợp bị hỏng, phải nhỏ bỏ toàn bộ, việc sử dụng hàm tháo lắp để thay thế nguyên hàm được nhiều người lựa chọn.

Răng của hàm tháo lắp tạo thành từ nhựa hoặc sứ. Tùy vào kích thước và cấu trúc của hàm thật, các nha sĩ sẽ chọn đúng hàm tháo lắp để gắn  Quy trình tháo lắp loại hàm giả này đơn giản, tiện lợi và rẻ tiền. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nhai nhiều, mạnh, hàm giả có khả năng gây hỏng nướu.
Cấy ghép Implant: So với hàm tháo lắp, phương pháp cấy ghép Implant (hàm cố định) là một tiến bộ y học. Quy trình của Implant được thực hiện phức tạp, công phu và giá cả đắt hơn rất nhiều so với hàm tháo lắp.
Việc cấy ghép không phải thực hiện trên toàn bộ hàm răng. Răng bạn hỏng hóc, rụng chỗ nào sẽ cấy Implant ngay đúng vị trí đó. Vì vậy, trước khi thực hiện cấy ghép, bạn cần làm các thao tác khám, tư vấn, chụp X-quang kiểm tra xương hàm. Những người mắc các chứng tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần có sự theo dõi, khám lâm sàng của bác sĩ mới quyết định nên cấy ghép Implant hay không.
Ngoài ra, khi chuẩn bị cấy ghép răng giả, bạn nên tìm một địa chỉ có uy tín. Nhiều trường hợp phải nhận hậu quả từ việc cấy răng ở các phòng nha kém chất lượng.
Nếu cấy ghép không hợp lý, chất liệu răng giả không đúng quy chuẩn sẽ gây nhiễm trùng răng miệng, nguy hại đến các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho người bệnh.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa