Trẻ em hay người trưởng thành có răng bị lệch, nụ cười không hài hòa với
khuôn mặt đều có thể chỉnh hình để có được kết quả thẩm mỹ và chức năng nhai
hoàn hảo. Theo Ths.Bs Nguyễn Hữu Nam , nền xương và vị trí của răng sẽ được sắp
xếp lại nhờ lực chỉnh hình răng, do vậy, cần thời gian để lực chỉnh răng có tác
dụng trên xương hàm và răng nhằm di chuyển chúng như mong muốn. Việc điều chỉnh
ở người lớn mất nhiều thời gian hơn ở trẻ nhỏ vì xương hàm người lớn đã cứng chắc
ổn định.
Ngày nay, sự ra đời của nhiều vật liệu và kỹ thuật mới, việc điều trị chỉnh
hình răng cho người trưởng thành cũng được rút ngắn thời gian và đạt được kết
quả tốt hơn trước đây.
Khí cụ ngoài mặt: Giúp định hướng sự phát triển của xương
hàm như mong muốn. Thường sử dụng cho trẻ nhỏ từ 7 – 12 tuổi.
Khí cụ tháo lắp: Người sử dụng có thể tháo ra lắp vào mỗi
ngày. Khí cụ này có thể được sử dụng để hỗ trợ, giúp loại bỏ một số thói quen xấu
của trẻ. Tuy nhiên, do tính bất tiện vì phải tháo ra mỗi ngày, nên hiện nay,
nhiều khí cụ tháo lắp đã được thiết kế để chuyển thành khí cụ có thể gắn cố định
trong miệng. Những lần tái khám, khí cụ sẽ được BS tháo ra và kích hoạt lực.
Khí cụ cố định: Mắc cài là khí cụ cố định thông dụng được
dùng phổ biến trong điều trị chỉnh nha. Nhờ tác dụng của các dây cung trong mắc
cài, các răng sẽ được tác động lực để di chuyển đến vị trí mong muốn theo kế hoạch
điều trị.
Ngoài ra, các neo chặn xương như minivis, miniplates được chỉ định trong
một số trường hợp để giúp răng di chuyển nhanh hơn, hoặc những di chuyển mà các
kỹ thuật chỉnh nha thông thường không làm được.
Nên chỉnh
răng sớm
Nhiều phụ huynh thường băn khoăn, việc điều trị chỉnh nha cho trẻ nên thực
hiện khi chưa có đủ các răng vĩnh viễn hay phải đợi đến khi trẻ thay hoàn toàn
răng sữa.
Theo Bs Nam, điều trị sớm có nghĩa là khi các vấn đề về sự phát triển
răng mặt được dự báo sẽ xảy ra nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Khi trẻ còn
nhỏ, tâm lý thoải mái, không ngại ngùng trong giao tiếp, nên có thể dễ dàng
thích nghi với các khí cụ chỉnh nha. Việc điều trị sớm còn giúp trẻ loại bỏ và
sửa chữa các thói quen xấu có hại như mút tay, đẩy lưỡi… Ngoài ra, giúp chuẩn bị
nền xương hàm, mở đường, định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
“Nhiều trường hợp yêu cầu chỉnh nha khi việc tăng trưởng đã hoàn tất, BS
bắt buộc phải nhổ răng để có thể chỉnh lại cho răng đều đặn, hoặc làm giảm hô,
móm cho bệnh nhân. Điều trị sớm còn mang lại cơ hội để chỉnh hình cho những ca
bị lệch lạc trầm trọng về xương. Nếu để đến thời điểm không còn tăng trưởng, sẽ
không thể điều trị được bằng chỉnh nha thông thường, mà phải phẫu thuật phức tạp
với chi phí lớn” – BS Nam nói.
Chăm sóc
răng miệng khi mang mắc cài
Mắc cài là nơi dễ tích tụ thức ăn và mảng bám. Nếu không chú ý vệ sinh
răng miệng đúng cách, bệnh sâu răng và nha chu có thể xảy ra. Để ngăn ngừa mảng
bám, nên sử dụng bàn chải mềm chải răng. Cũng có thể chải răng bằng bàn chải
dành cho bệnh nhân chỉnh hình. Dùng chỉ tơ nha khoa loại siêu nhỏ để làm sạch
các kẽ răng nhưng tránh không để vướng mắc cài. Làm sạch các vị trí giữa răng
và cung môi kim loại để lấy đi những mảng bám và những mảnh vụn thức ăn bám vào
bằng bàn chải. Sử dụng nước súc miệng có fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Tránh
dùng những thức ăn cứng vì có thể làm bẻ cong cung môi, làm hỏng các khâu hoặc
làm gãy các mắc cài. Trái cây và rau quả nên được cắt thành mảnh nhỏ để đưa vào
miệng và nhai ở những răng sau. Tránh dùng những thức ăn có chất kết dính như kẹo
chewing gum hoặc caramel vì chúng có thể bẻ cong cung môi hoặc làm gãy mắc cài.
Hạn chế các thức ăn có thành phần đường cao vì chúng sẽ tăng nguy cơ sâu răng.
Đến nha sĩ thường xuyên theo đúng lịch hẹn để được chăm sóc sức khỏe răng và nướu
trong quá trình chỉnh răng.
Đăng nhận xét