Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Những điều cần lưu ý trong lựa chọn trồng răng khi mất răng

Hai hàm răng trắng bóng, đều đặn là mong ước của mọi người, trái lại, nếu trong hai hàm răng có răng bị mất, có răng bị hỏng, không những trông không đẹp, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Trường hợp mất răng làm thế nào? Có thực sự phương hại tới sức khỏe hay không? Làm thế nào để bổ sung răng cho hoàn chỉnh? Giáo sư Lâm Dã, Phó Giám đốc Y Học viện Răng-hàm-mặt Trường Đại học Bắc Kinh, chuyên gia y học Răng-hàm-mặt giàu kinh nghiệm cho biết:


Chất lượng răng là tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe của con người, răng không những liên quan tới hình ảnh của con người, điều quan trọng hơn là ảnh hưởng tới chất lượng đời sống. Câu tục ngữ nói rằng, răng tốt mới ăn ngon miệng. Theo điều tra, trên 90% người trung niên và người cao tuổi ở Trung Quốc đều mất răng ở mức độ khác nhau, trong đó chỉ có 30% người trung niên và người già lựa chọn trồng răng. Rất nhiều người già ngộ nhận rằng, miễn là có thể ăn tạm là được, trồng răng và hàn răng quá phiền phức, khi nào mất hết răng mới làm lại răng giả cũng được.

Trên thực tế, trường hợp mất răng nếu không trồng hoặc không hàn lại là điều sai lầm. Giáo sư Lâm Dã cho rằng, bất cứ mất răng bởi nguyên nhân gì đều đã phá hoại sự hoàn chỉnh của thứ tự răng, là suy giảm chức năng nhai, phương hại tới răng bên cạnh, răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới, ảnh hưởng chức năng phát âm, thậm chí làm cho khuôn mặt xấu đi, nếu trường hợp này kéo dài trong thời gian dài còn sẽ gây hại tới sức khỏe.

"Trường hợp xương hàm không có sự kích thích bình thường của chân răng sẽ có thể xuất hiện các chứng loãng xương và bị teo, chức năng nhai suy giảm, ăn rất chậm, cùng với tuổi tác lên cao, chức năng tiêu hóa yếu đi, cứ ăn là thấy khó chịu, trường hợp người già mất răng trong thời gian dài, hoặc mất vài chiếc răng ngay từ thời trẻ thì rất dễ dẫn đến chứng lú lẫn khi về già"

Vậy, hàn răng kiểu gì là lựa chọn thích hợp một khi mất răng? Nhiều người dùng răng giả tháo lắp truyền thống đều có cảm giác: Không tự nhiên, khó chịu, chức năng kém, trong khi đó có người cần có quãng thời gian khá dài mới có thể thích ứng với dây thép và lớp nhựa bọc răng giả, hơn nữa chúng rất hại cho răng bẩm sinh, một thời gian sau lại phải thay răng giả. Vì vậy, trồng răng sẽ tốt hơn. Bởi vì trồng răng không làm mài mòn răng bẩm sinh, tính ổn định rất tốt, có thể đề phòng nướu răng bị teo dần sau khi mất răng, khôi phục chức năng nhai một cách tối đa, hơn nữa trông tự nhiên và đẹp mắt, không cần tháo lắp, rất phù hợp nhu cầu của mọi người.

Hiện nay, song song với sự tiến bộ của kỹ thuật sửa răng-hàm-mặt và mức sống được nâng cao, ngày càng nhiều người lựa chọn trồng răng. Từ năm 1995 đến 1996, Trung Quốc trung bình mỗi năm có hơn 1000 người trồng răng, tính đến thời điểm này, số người trồng răng đã tăng lên tới hơn 100 nghìn người, trong đó, ưu thế độc đáo của kỹ thuật trồng răng đã được rất nhiều người tin tưởng. Giới thiệu về kỹ thuật trồng răng, Giáo sư Lâm Dã cho biết:

"Trồng răng giả chính ra là răng không có sự sống, là răng kim loại. Chẳng qua là trồng chân răng kim loại mà cơ thể con người có thể tiếp nhận và không gây bệnh tật vào xương hàm, và chung sống với xương hàm".

Do thiếu sự hiểu biết về kỹ thuật sửa răng-hàm-mặt, một số người cũng lo xác suất thành công và thời gian sử dụng của răng trồng. Trên thực tế, kỹ thuật sửa răng-hàm-mặt đã khá chín muồi, tỷ lệ thành công rất cao. Nói chung, trồng răng hàm trên đạt tỷ lệ thành công 85%, hàm dưới cao tới 90%.

Chiếc răng trồng đầu tiên trên thế giới đã sử dụng 43 năm, nhưng vẫn tốt, vì vậy, kỹ thuật trồng răng đã được coi là phương pháp điều trị đạt hiệu quả khá lâu dài, là bộ răng thứ ba trên cơ thể con người tiếp sau răng sữa và răng cối. Giới chuyên gia y học Trung Quốc từng theo dõi hơn 6000 ca trồng răng trong suốt 10 năm, trong đó có 96,7% răng trồng vẫn hoàn hảo và sử dụng bình thường.

Giáo sư Lâm Dã đặc biệt nhấn mạnh, người già mất răng hoặc không có răng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu điều kiện cho phép, có thể sử dụng luôn ngay trong hôm trồng. Trái lại, trường hợp mất một chiếc răng hoặc mất nhiều răng lại không thực hiện được như vậy. Xét về góc độ này, tuổi tác không phải là nhân tố hạn chế trồng răng. Người cao tuổi trồng răng chẳng qua là tốc độ kết hợp răng trồng với xương hàm hơi chậm một chút mà thôi. Bệnh nhân cao tuổi nhất của Giáo sư Lâm Dã là 82 tuổi, chức năng răng trồng rất tốt.

Trên thực tế, trồng răng không những có tỷ lệ thành công cao, sử dụng lâu, mà thời gian khôi phục chức năng rút ngắn rất nhiều, Giáo sư Lâm Dã cho biết:

"Trồng răng được thực hiện qua kỹ thuật, thiết kế và khí tài đặc biệt, phương pháp phục hồi đặc biệt sẽ giúp bệnh nhân khôi phục chức năng răng ngay từ hôm trồng".

Mặc dù trồng răng có rất nhiều ưu điểm, song đối với mỗi ca trồng, thì thời gian sử dụng sẽ quyết định bởi nhiều nhân tố quan trọng như chất liệu răng, kinh nghiệm của bác sĩ, điều kiện sức khỏe của mỗi người v.v. Khả năng hàn gắn vết thương kém, không chú ý vệ sinh, hút thuốc, bệnh tiểu đường v.v đều sẽ tăng thêm rủi ro cho trồng răng".

Trồng răng cũng có một số kiêng kỵ , ví dụ như những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch vành, loãng xương, bệnh truyền nhiễm, máu khó đông v.v, nhất định phải trị bệnh trước, đợi bệnh tình ổn định mới trồng răng. Thanh thiếu niên dưới 16 tuổi không nên trồng răng, bởi vì hộp sọ của họ vẫn tiếp tục phát triển, trồng răng vào độ tuổi này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả trồng răng.

Giáo sư Lâm Dã còn nhắc nhở mọi người rằng, có người sau khi mất răng không đến bệnh viện Răng-hàm-mặt khám chữa kịp thời, kết quả làm mất thời cơ tối ưu về trồng răng. Nguyên tắc của bác sĩ khoa Răng-hàm-mặt là "cố gắng tránh nhổ răng, nhưng răng không còn giá trị nhất định phải nhổ cho sớm". Trường hợp qua điều trị có thể giữ lại răng cho người bệnh, nhất định phải cố gắng giữ bằng được, bởi vì răng giả không có hệ thần kinh, không thể phân biệt đồ cứng, mềm, dày, mỏng.

Đối với răng "không thuốc cứu chữa" thì không nên luyến tiếc, mà phải nhổ cho sớm, bằng không, một mực kéo dài thời gian không những bỏ lỡ điều kiện xương cốt trồng răng tối ưu, về sau nếu muốn trồng răng thì phải ghép xương để tạo điều kiện chất xương bằng cách lấy xương từ các bộ phận khác trong cơ thể, như vậy sẽ tăng thêm rủi ro và khối lượng công việc cho trồng răng, tất nhiên chi phí cũng tăng cao. Vì vậy, trường hợp muốn trồng răng nhất định phải mời bác sĩ Răng-hàm-mặt chẩn đoán và đánh giá, xem răng nào phải nhổ, nhổ răng bao lâu mới có thể trồng răng..., qua đó để xây dựng phương án điều trị tốt nhất.

Nguồn: nhakhoaphuong.com

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nha Khoa Phương | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa | Kiến Thức Nha Khoa